Nội dung quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước cấp

Một phần của tài liệu 0813 Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An - Luận văn Thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 37)

1.2 QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2.3 Nội dung quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước cấp

cấp tỉnh

1.2.3.1 Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước a, Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước

Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu khác thu vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Đây là khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện.

Trong việc quản lý các nguồn thu ngân sách, thuế là nguồn thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách nhà nước hằng năm mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, nội dung chính sách thuế thường xuyên thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống kinh tế - xã hội và phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế, tài chính.

Quản lý thu NSNN tại Kho bạc nhà nước là việc KBNN thực hiện tổ chức thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu NSNN khác; phối hợp với cơ quan Thuế, Hải quan, các cơ quan thu và hệ thống NHTM để tập trung nguồn thu nhanh, có hiệu quả.

b, Vai trò của Kho bạc nhà nước trong quản lý thu ngân sách nhà nước

Kho bạc nhà nước xác định rõ vai trò, vị trí cũng mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ thu, hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, hải quan, các cơ quan thu và hệ thống ngân hàng thuơng mại trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp để tập trung các nguồn thu NSNN nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, điều tiết chính xác các khoản thu NSNN cho các cấp ngân sách theo luật định. Thông qua việc thực hiện thu NSNN, KBNN tránh đuợc những tiêu cực trong thu, nộp thuế. KBNN giám sát hoạt động thu NSNN chặt chẽ, đồng thời cung cấp báo cáo cho cơ quan Tài chính và cơ quan Thuế nhằm hoàn thiện chế độ thu thuế và điều hành tốt NSNN. KBNN không chỉ là nguời thu NSNN thụ động mà thông qua những vuớng mắc còn tồn tại, KBNN chủ động đề xuất với cơ quan Tài chính và cơ quan Thuế để từ đó thuận lợi và linh hoạt hơn trong việc thục hiện nhiệm vụ. Đồng thời, KBNN cùng với các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc trao đổi, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tuợng nộp.

c, Nguyên tắc tổ chức thu

Thứ nhất, các khoản thu NSNN đuợc nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp vào KBNN. Truờng hợp tại các địa bàn khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu đuợc thu trực tiếp, hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ nguời nộp và sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN.

Thứ hai, các khoản thu ngân sách phải đuợc hạch toán bằng đồng Việt Nam. Mọi khoản thu của NSNN đều phải đuợc hạch toán đảm bảo chính xác, đầy đủ và kịp thời bằng đồng Việt Nam, theo đúng niên độ, cấp ngân sách và mục lục ngân sách Nhà nuớc. Các khoản thu ngân sách bằng ngoại tệ, hiện vật và ngày công lao động đều phải đuợc quy đổi theo tỷ giá bán thực tế; giá hiện vật, giá ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu NSNN.

Thứ ba, các khoản thu không đúng chế độ hoặc được miễn giảm sẽ được hoàn trả. Trong quá trình quản lý và tập trung nguồn thu NSNN, nếu có khoản thu không đúng chế độ quy định hoặc được miễn giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền đã tập trung vào NSNN thì phải hoàn trả. Căn cứ vào quyết định hoàn trả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN xuất quỹ NSNN để hoàn trả cho các đối tượng được hưởng.

Thứ tư, thường xuyên phối hợp, đối chiếu số liệu giữa các đơn vị trong việc tổ chức thu. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu để đảm bảo mọi nguồn thu của NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời vào KBNN; đồng thời, đảm bảo khoản thu NSNN phân chia theo đúng tỷ lệ quy định.

Thứ năm, công khai quy trình, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các khoản thu NSNN. Theo đó, các quy trình, thủ tục, các hồ sơ cần thiết khi thu, nộp, miễn, giảm, hoàn thuế phải được thông báo và niêm yết công khai tại cơ quan thu và KBNN nơi giao dịch trực tiếp với đối tượng nộp.

d, Quy trình quản lý thu

- Thu NSNN được thu theo 2 hình thức:

+ Thu bằng chuyển khoản: Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại ngân hàng, ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của KBNN để ghi thu NSNN; thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại KBNN, KBNN thực hiện trích tài khoản của người nộp để ghi thu NSNN.

+ Thu bằng tiền mặt: Thu bằng tiền mặt trực tiếp vào KBNN; thu bằng tiền mặt vào ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản, hình thức này áp dụng đối với các ngân hàng có thoả thuận với KBNN về việc thu tiền mặt vào tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng; thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu, hình thức này được áp dụng đối với các khoản thuế, phí, lệ phí của các hộ kinh doanh không cố định, không thường xuyên, không có tài khoản tại KBNN hoặc ngân hàng và có khó khăn trong việc nộp tiền vào KBNN do ở xa điểm thu của

KBNN hoặc xa ngân hàng được KBNN uỷ nhiệm thu, cơ quan thu có trách nhiệm thu tiền từ người nộp, sau đó nộp toàn bộ số tiền đã thu được vào KBNN hoặc ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản; thu bằng tiền mặt qua các cơ quan được uỷ nhiệm thu; thu qua các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.

- Cuối mỗi ngày, KBNN phối hợp với ngân hàng, cơ quan thu để nhận các thông tin về chứng từ nộp thuế của NNT và truyền thông tin về số thuế đã thu cho cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính. Gửi bảng kê chứng từ nộp ngân sách cho cơ quan Thuế, Hải quan. Định kỳ, thực hiện báo cáo theo quy định.

1.2.3.2 Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước

a, Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN là quá trình phân phối lại quỹ tiền tề tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Quản lý chi NSNN sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chỉ tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý chi ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước.

Quản lý chi NSNN tại Kho bạc nhà nước là việc KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN, thông qua đó điều chỉnh hoạt động

của các đơn vị nhằm làm cho quá trình chi NSNN luôn đảm bảo đúng mục đích, đúng yêu cầu và đạt đuợc các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra ban đầu.

b, Mục đích của việc quản lý chi ngân sách nhà nước

Tăng cường kỷ luật tài chính và sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định nền tài chính quốc gia.

Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực của các đơn vị sử dụng ngăn sách, đồng thời phát hiện những khe hở trong quản lý để đề nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời, làm cho cơ chế quản lý chi NSNN ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu NSNN còn phổ biến. Phần lớn các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN luôn có xu hướng xây dựng dự toán chi cao hơn nhu cầu thực tế và trong quá trình chấp hành dự toán thì luôn tìm cách sử dụng hết phần kinh phí đã được cấp mà không chú trọng đến tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN, từ đó dẫn đến các khoản chi sai chế độ, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức.. .Một số đơn vị còn tạo chứng từ để hợp thức hóa các khoản chi sai chế độ. Vì vậy, KBNN cần phải có giải pháp tăng cường kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi sai chế độ của các đơn vị sử dụng NSNN. Đồng thời, cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vụ có liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

c, Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước

Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phái có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền quy định và đã đuợc Thủ truởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN hoặc nguời đuợc ủy quyền chuẩn chi.

Tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nuớc.

KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi theo đúng quy định. KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả trong truờng hợp các khoản chi không đúng mục đích, đối tuợng theo dự toán đuợc duyệt, không đúng chế độ, định mức, chỉ tiêu tài chính.

Các khoản chi đuợc hạch toán bằng đồng Việt Nam theo từng niên độ ngân sách, cấp ngân sách, mục lục ngân sách nhà nuớc.

Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi.

d, Kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước

Kiểm soát chi NSNN là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN, trong đó hệ thông KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Luật NSNN đã quy định mọi khoản chi của NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện quy định và phải được kiểm tra, kiếm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán.

KBNN là trạm canh gác và kiểm soát cuối cùng, được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của nhà nước ra khỏi quỹ NSNN. Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, KBNN chủ động bố trí vốn để chi trả đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính, hoặc theo yêu cầu rút dự toán ngân sách của đơn vị sử dụng NS trên cơ sở dự toán đầu năm đã được duyệt. KBNN còn thường xuyên cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán như mở rộng hình thức thanh toán liên Kho bạc trong nội bộ

hệ thống, áp dụng thanh toán song phương điện tử giữa KBNN với NHTM để giảm thủ tục giấy tờ và đẩy nhanh thời gian thanh toán. Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi của NSNN theo đúng chương, loại, khoản, hạng, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước, đồng thời cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp. Ngoài ra, KBNN còn phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, bảo đảm thu chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được bảo đảm thuận lợi.

KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của Nhà nước thông qua việc xem xét hồ sơ. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện hồ sơ chi sai, KBNN từ chối cấp phát thanh toán, Như vậy, KBNN không thụ động thực hiện các lệnh của cơ quan tài chính hay đơn vị sử dụng NSNN một các đơn thuần mà hoạt động có tính độc lập tương đối. Chính vì vậy KBNN có thể đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình sử dụng quỹ NSNN, hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực.

e, Nội dung, quy trình của kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước

Kiểm soát chi NSNN tại KBNN bao gồm kiểm soát chi thường xuyên và kiểm soát chi đầu tư. Kiểm soát chi NSNN tại KBNN được tiến hành theo ba nội dung:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi: Các chứng từ chi phải được lập đúng mẫu quy định đối với từng khoản chi; trên chứng từ phải ghi đầy đủ các yếu tố theo đúng nguyên tắc lập chứng từ kế toán, các yếu tố trên chứng từ phải đảm bảo tính đúng đắn, phải có đầy đủ con dấu, chữ kỹ của

chủ tài khoản, kế toán trưởng đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN khi mở tài khoản.

- Kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định, bao gồm các khoản chi phải có đủ số dư dự toán để thực hiện chi trả, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp thẩm quyền quy định, có đầy đủ hồ sơ, hóa đơn, chứng từ có liên quan tùy theo tính chất từng khoản chi.

- Kiểm tra tồn quỹ NSNN của cấp ngân sách tương ứng với khoản chi. Tồn quỹ phải đủ để cấp phát theo yêu cầu của đơn vị sử dụng NSNN.

* Quy trình kiểm soát chi tại KBNN bao gồm các bước cụ thể sau:

Căn cứ vào dự toán được phân bổ, nhu cầu chi đã gửi KBNN và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng NSNN lập chứng từ kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch.

KBNN nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi theo quy định và chứng từ của đơn vị rút dự toán. Nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện việc chi trả, thanh toán cho đơn vị thụ hưởng NSNN.

Trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiền làm việc và các công việc khác phải qua khâu đấu thầu hoặc thẩm định giá, phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên sẽ được chia đều trong năm để chi, các khoản có tính chất thời vụ hoặc chi phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng dự toán năm.

Một phần của tài liệu 0813 Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An - Luận văn Thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w