SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
- Cơ chế quản lý NSNN
Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN mà trọng tâm là phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự chủ của ngân sách các cấp trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong hệ thống quản lý ngân sách quốc gia. Việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong việc quản lý hệ thống ngân sách quốc gia. Nhờ đó nguồn thu ngân sách không ngừng tăng lên, đầu tu công ngày càng có vị thế, NSNN từng bước đi vào thế cân đối tích cực, trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập.
- Ý thức chấp hành luật của các đối tượng
Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý NSNN. Nêu cao ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp các khoản thu cho NSNN để huy động thêm nguồn thu từ đó đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, đảm bảo các khoản chi tiêu đúng chế độ, định mức, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, tránh lãng phí.
- Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ
Con người là nhân tố quan trọng của bộ máy quản lý, quyết định sự thành công, chất lượng của hiệu quả quản lý NSNN. Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, KBNN đã có sự đổi mới tiến bộ về nhiều mặt. Cán bộ quản lý có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phương pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời; chất lượng đội ngũ cán bộ kế toán, kiểm tra kiểm soát các khoản thu chi phải có đủ trình độ chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt, không phát sinh các hiện tương sách
nhiễu thì hiệu quả quản lý sẽ đuợc nâng cao và nguợc lại. Sự thay đổi về bộ máy theo huớng tinh giản và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ sẽ ảnh huởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nuớc.
- Các văn bản pháp luật liên quan
Hệ thống các chính sách, văn bản, chế độ tài chính - kế toán liên quan đến việc quản lý thu chi ngân sách nhà nuớc cũng ảnh huởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nuớc. Hiện nay, việc kiểm soát thu chi ngân sách nhà nuớc qua kho bạc đã và đang từng buớc đuợc đổi mới và hoàn thiện hơn, rút ngăn những khâu thủ tục ruờm ra những vẫn phải đúng và đủ theo chế độ mà pháp luật quy định.
- Hệ thống thông tin, phuơng tiện quản lý
Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ đuợc giao, KBNN cần phát triển, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thanh toán, hoàn thiện hệ thống kế toán và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.
- Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Hệ thống các chính sách trích thuởng thu vuợt kế hoạch vào Ngân sách các cấp, quyền chi phối kết hợp du ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phuơng, phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phuơng. Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu ngân sách và bảo đảm cân đối bền vững của hệ thống ngân sách quốc gia.
Tóm lại, qua chuơng đầu tiên về cơ sở lý luận chung về quản lý NSNN và quản lý NSNN tại KBNN cấp tỉnh, tôi đã làm rõ những khái niệm cơ bản về ngân sách nhà nuớc; quản lý thu, chi NSNN tại KBNN cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tôi cũng đề cập đến những nhân tố ảnh huởng đến quản lý NSNN tại
KBNN cấp tỉnh. Chương đầu tiên này chính là cơ sở, nền tảng để giúp chúng ta hiểu rõ những vấn đề cần phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước tỉnh Nghệ An ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH NGHỆ AN
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 GIỚI THIỆU VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH NGHỆ AN2.1.1 Quá trình hình thành Kho bạc Nhà nước Nghệ An