Nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách trong việc lập và

Một phần của tài liệu 0813 Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An - Luận văn Thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99)

và chấp hành dự toán cũng như trách nhiệm của đơn vị duyệt dự toán

- Dự toán chi NSNN cần phải được xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị có tính đến sự biến động và mục tiêu của năm ngân sách; phải văn cứ vào chức năng, nhiệm của được giao và tính toán đến nhu cầu khối lượng hàng hóa, dịch vụ cần cung cấp, bảo đảm sẽ phản ánh một cách toàn diện các khoản chi để không có hiện tượng sai sót, trùng lặp.

- Dự toán chi cần được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của các khoản chi năm trước, mọi khoản chi NSNN xây dựng phải được xác định một cách chi tiết, khoa học, sát với thực tế. Mục đích của việc lập và chấp hành dự toán là nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi của NSNN, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng đồng vốn của ngân sách.

- Hạn chế việc cho phép điều chỉnh dự toán và kết chuyển nguồn sang năm sau (trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định); xuất giảm dự toán đối với các trường hợp chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức đã được KBNN phát hiện và từ chối thanh toán; hạn chế cho phép việc chuyển số dự tạm ứng qua nhiều năm và cương quyết xử lý thu hồi đối với các trường hợp tạm ứng kéo dài; cắt giảm dự toán ngân sách năm sau để khấu trừ vào khoản tạm ứng năm trước chưa thanh toán; có biện pháp xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật nếu tổ chức, cá nhân sử dụng sai mục đích, lãng phí, tiêu cực.

- Công tác thẩm định, duyệt dự toán phải chặt chẽ, đúng chế độ để đạt chất lượng, từ đó làm cơ sở cho công tác cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho việc xây dựng và điều hành.

3.2.6 Hoàn thiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước; chuyển dần sang chế độ chi trả theo kết quả đầu ra của công việc và thực hiện cơ chế khoán

Trong thời gian tới cần hoàn thiện các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN. Như vậy, đòi hỏi các Bộ, ngành cần có lộ trình hoàn thiện rõ ràng cho từng định mức cụ thể và không xảy ra tình trạng chồng chéo giữa các văn bản. Hiện nay thực tế hầu hết các nội dung, định mức chi tiêu của ngân sách nhà nước không đủ chi trả cho các chi phí bỏ ra (như các khoản chi công tác phí, thuê phòng nghỉ, tiếp khách, định mức nguyên vật liệu xây dựng...). Rà soát lại chế độ, tiêu chuẩn, định mức để ban hành sửa đổi, bổ sung kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế. Định kỳ tổ chức hội nghị giữa Kho bạc nhà nước và các ĐVSDNS, các chủ đầu tư, ban quản lý để nắm bắt tháo gỡ vướng mắc kịp thời.

Các thông tin về các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu từ NSNN phải được cập nhật, tập hợp công khai trên các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành nhằm phục vụ cho các đơn vị.

Chuyển sang chế độ chi trả theo kết quả đầu ra của công việc và thực hiện cơ chế khoán. Đây là một hình thức cấp phát NSNN tiên tiến mới được áp dụng ở một số nước và đối với một số khoản chi đặc biệt. Theo phương pháp này, Nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng của nguồn kinh phí NSNN cấp cho các ĐVSDNS nghĩa là quan tâm đến kết quả đầu ra của công việc được cấp có thẩm quyền giao cho các ĐVSDNS mà không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí được cấp đó. Phương thức này xoay quanh trục kết quả đầu ra đã được cam kết trong một thời gian nhất định giữa Nhà nước và các ĐVSDNS nhằm xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc thực hiện mục tiêu đã cam kết. Phương thức này một mặt nhấn mạnh đến việc trao quyền tự chủ trong việc sử dụng kinh phí ngân sách của các đơn vị,

mặt khác nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình về hiệu quả của việc sử dụng NSNN. Thực hiện phuơng thức quản lý ngân sách đầu ra sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Làm đúng việc: các hành động phù hợp với chiến luợc và nâng cao tính hiệu lực;

- Làm đúng cách: tăng cuờng hiệu quả trong tổ chức của mỗi đơn vị; - Tăng cuờng niềm tin của công chúng nhờ sự trao đổi, tham vấn tốt hơn với công chúng.

Một khi đuợc xây dựng và triển khai phù hợp, phuơng thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra sẽ mang lại tính minh bạch và tính hiệu quả cao hơn trong việc thực thi các công việc của các cấp chính quyền; cho phép tiếp cận tốt hơn đến các thông tin về kết quả hoạt động vốn rất cần thiết để tăng cuờng năng lực xây dựng chính sách và cung ứng dịch vụ của Chính phủ; tạo ra cơ sở chính đáng cho việc ra các quyết định quản lý. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra cũng cho phép công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá theo quy trình mở. Mọi nguời dân, mọi nhà đầu tu đều có thể đưa ra đánh giá một cách đúng đắn hoạt động và kết quả hoạt động của cơ quan chính quyền dựa trên các mục tiêu, tiêu chí đánh giá đã được xác lập trong các kế hoạch hoạt động, dự toán ngân sách. Cơ quan KBNN dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng để thực hiện cơ chế kiểm soát chất lượng đầu ra thay cho cơ chế KSC theo đầu vào bằng các ràng buộc về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước hiện nay vốn còn lạc hậu và hạn chế. Việc KSC theo cơ chế kiểm soát chất lượng đầu ra làm tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các ĐVSDNS và cũng phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta.

3.2.7 Xây dựng đội ngũ cán bộ Kho bạc nhà nước có phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến thành công của công tác cải cách và hiện đại hóa, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong công tác quản lý NSNN vai trò của cán bộ Kho bạc Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý NSNN, thuần thục nghiệp vụ chuyên môn, tiết kiệm thời gian và áp lực cho cán bộ kiểm soát KBNN.

- Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của Kho bạc Nhà nước; thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp.

- Cần rà soát lại toàn bộ về mọi mặt: phẩm chất, đạo đức, trình độ, độ tuổi, giới tính năng lực làm việc...Tuy nhiên trong số đó thì quan trọng hơn cả là khả năng thực thi công việc, kết quả và hiệu quả mang lại. Đây chính là thước đo chính xác nhất và có giá trị nhất. Bởi kết quả công việc là quá trình hội tụ cả về phẩm chất đạo đức của con người và cả năng lực thực thụ mà con người đó chuyển tải, thẩm thấu vào công việc. Nếu bằng cấp cao nhưng xử lý công việc kém, thiếu linh hoạt, năng suất lao động thấp, công việc trì trệ. thì liệu kết quả mang lại có giúp ích gì cho tập thể, cho cơ quan và cho xã hội.

Việc coi trọng nguồn nhân lực là coi trọng khả năng đóng góp, công hiến sức lực, trí tuệ của từng con người cho tập thể, cho sự nghiệp chung. Thông qua việc đánh giá về chất được thể hiện qua thực tiễn công tác đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý hoạch định chính sách về con người cần phải có những chiến lược sử dụng, khuyến khích, động viên hợp lý, kịp thời, đồng thời đề ra những quyết sách cụ thể, rõ ràng, có lộ trình thích hợp, không cầu kỳ phức tạp nhưng hiệu quả trong từng giai đoạn trước mắt và lâu dài.

- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng với hình thức đào tạo phù hợp cho từng đối tượng cán bộ và theo từng chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn của từng phòng chức năng. Đảm bảo cho cán bộ KBNN có năng lực tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng.

- Cần có chính sách thu hút những người giỏi trong lĩnh vực tài chính, có cam kết phục vụ dài hạn trong ngành (ít nhất là 5 năm), tránh tình trạng bố trí nhân sự trái chuyên môn hoặc thay đổi liên tục không theo quy hoạch được lãnh đạo KBNN phê duyệt. Cần phải thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, linh hoạt dưới nhiều hình thức nhằm kịp thời động viên khuyến khích CBCC. Bên cạnh đó có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình vi phạm chế độ, chính sách và quy trình làm việc trong công tác quản lý ngân sách nhà nước.

3.2.8 Xây dựng và đẩy nhanh tiến trình công nghệ hóa Kho bạc nhà nước Trước tiên là việc xây dựng kế hoạch các bước triển khai công tác tin học một cách thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tin học hóa của ngành KBNN trên cơ sở có sự đồng bộ giữa các cơ quan tài chính, KBNN và các ĐVSDNS. Các công việc cụ thể đã thực hiện và cần tiếp tục được đẩy mạnh, đó là: Xây dựng hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, thông suốt từ KBNN tỉnh xuống đến các huyện, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết phục vụ

việc quản lý điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nuớc; hoàn thiện phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán trong hệ thống TABMIS đuợc nhanh chóng và thuận lợi hơn, truớc mắt là các chuơng trình nhu điện báo nhằm cung cấp số liệu phục vụ việc điều hành của lãnh đạo; đối chiếu số du dự toán ngân sách, đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách và tài khoản tiền gửi, đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng...; một số chuơng trình cảnh báo nhu cảnh báo âm quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tồn quỹ ngân sách các cấp. Trong tuơng lai gần, cần xây dựng chiến luợc công nghệ KBNN hiện đại nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hiện đại thông qua các kênh giao dịch đa dạng và thuận tiện, có khả năng cung cấp các dịch vụ mới chẳng hạn nhu dịch vụ truy vấn thông tin qua mạng internet.

Để rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng, KBNN nhất thiết sẽ phải đua ứng dụng tin học vào trong quản lý nhu sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều nhằm quản lý hồ sơ khách hàng, quản lý giao dịch và theo dõi đuợc hồ sơ giao nhận, tiến tới hạn chế triệt để các thao tác thủ công.

3.3 KIẾN NGHỊ 3.3.1 Bộ Tài chính

- Ban hành, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của đất nuớc, phục vụ cho công tác quản lý NSNN theo luật NSNN. Luật NSNN cần phải đuợc hoàn thiện theo xu huớng chi tiết, cụ thể hóa và ổn định dần; có những điều khoản quy định chặt chẽ tính thống nhất và công khai hóa trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và kịp thời trong việc ban hành Luật và các văn bản huớng dẫn duới Luật; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của các đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực tài chính - ngân sách; tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thi hành Luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và có thể đua ra các phán quyết đúng đắn nhất; tạo điều kiện

cho mọi người dân nắm được một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời và biết rõ mục đích sử dụng, hiệu quả mang lại của chúng.

Có văn bản quy định cụ thể về chế độ hóa đơn, chứng từ. Đồng thời phải có biện pháp buộc các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các ĐVSDNS phải tuân thủ nghiêm các quy định về xuất hóa đơn bán hàng.

- Cần quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định pháp luật trong tất cả các khâu từ lập, phân bổ dự toán, sử dụng ngân sách, kiểm soát chi, kiểm toán và quyết toán NSNN.

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ nhằm tạo môi trường và hành lang cho hoạt động cải cách tài chính công.

- Tiến hành rà soát, bổ sung chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với lộ trình cải cách, hiện đại hóa KBNN.

- Chỉ đạo các đơn vị KBNN, Thuế, Hải quan, NHTM tiếp tục thực hiện dự án Hiện đại hóa thu nộp, phối hợp thu đồng bộ giữa các cơ quan.

3.3.2 Kiến nghị với Kho bạc Trung ương

- Nghiên cứu, sửa đổi kịp thời, đồng bộ quy trình kiểm soát chi phù hợp

khi Luật, Nghị định có sự thay đổi. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thu theo dự án hiện đại hóa đảm bảo các quy trình thu đơn giản, chặt chẽ, ngăn chặn được các rủi ro, quản lý các khoản thu đầy đủ, chính xác. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình hướng dẫn kiểm soát chi theo hướng thống nhất và tập trung.

- Tổ chức tập huấn kịp thời về nghiệp vụ cho cán bộ KBNN cấp dưới khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách.

3.3.3 Kiến nghị với UBND Tỉnh, các sở ban ngành liên quan

- Đề nghị cấp ủy và chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ KBNN Nghệ An và các ĐVSDNS trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở các địa bàn có điều kiện khó khăn. Chỉ đạo các ĐVSDNS thực hiện nghiêm chỉnh

các chế độ quy định của pháp luật. Có biện pháp tác động đến các NHTM trên địa bàn để các NHTM mở rộng các dịch vụ tiện ích tạo điều kiện thuận lợi cho nguời sử dụng và dần dần hình thành thói quen không giữ tiền mặt.

- Đề nghị các cơ quan, ban ngành liên quan, đặc biệt là các cơ quan trong ngành Tài chính tiếp tục phối hợp với KBNN Nghệ An để cùng hoàn thành các nhiệm vụ đuợc giao trên địa bàn.

- Thuờng xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm, hoàn thiện trong công tác phối hợp. Thực hiện đúng các quy trình, thủ tục, cam kết, trách nhiệm trong quá trình phối hợp để đảm bảo tính thống nhất, nhịp nhàng, kịp thời khi triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả cao.

Tóm lại, qua chuơng 3 “Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nuớc tại Kho bạc nhà nuớc tỉnh Nghệ An”, tôi đã đua ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thu cũng nhu phối hợp với các cơ quan, đặc biệt là ngân hàng thuơng mại trong việc tập trung các nguồn thu đầy đủ và kịp thời. Xây dựng và hoàn thiện kiểm soát chi, hoàn thiện chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nuớc đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách, đáp ứng đuợc chi tiêu cũng nhu phát triển kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN

Hoạt động của hệ thống tài chính đòi hỏi KBNN phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng ngày càng tốt hơn các mục tiêu KT - XH của

Một phần của tài liệu 0813 Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An - Luận văn Thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w