Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thi đua, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 89 - 99)

3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng

3.3.8. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thi đua, khen

Để đảm bảo cho công tác thi đua, khen thưởng có thể thống nhất, thông suốt, sâu sát kịp thời với các chương trình, kế hoạch, nội dung, chỉ tiêu thi đua thì việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống thông tin, lưu

trữ, quản lý dữ liệu phục vụ công tác thi đua, khen thưởng là hết sức cần thiết và không thể thiếu.

Tại Văn phòng Trung ương Đảng, một số đơn vị còn tồn tại hạn chế: toàn bộ công tác nghiệp vụ thi đua, khen thưởng vẫn phải xử lý thủ công, các giai đoạn thi đua, khen thưởng còn rời rạc, chưa có quy trình thống nhất dẫn đến tra cứu, kiểm tra hồ sơ dễ bị sai sót; Công tác quản lý về thi đua, khen thưởng của các đơn vị cấp trên đối với đơn vị cấp dưới gặp khó khăn do chưa có hệ thống biểu mẫu báo cáo thống nhất, đồng nhất giữa các đơn vị…

Cần xây dựng một phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng tại Văn phòng Trung ương Đảng, đáp ứng các yêu cầu:

- Quản trị hệ thống: Quản lý thông tin cán bộ (thông tin chung, quá trình công tác, quá trình khen thưởng, kỷ luật…)

- Quản lý thi đua (quản lý phong trào thi đua, đăng ký thi đua, tổ chức thực hiện thi đua, đánh giá, xét tặng thi đua…)

- Quản lý khen thưởng (quản lý khen thưởng thường xuyên, quản lý loại hình khen thưởng, tổng kết khen thưởng…)

- Quản lý hệ thống báo cáo, tìm kiếm (danh sách dự kiến khen thưởng, thống kê phát động, đăng ký thi đua, báo cáo phong trào…)

- Danh sách đề nghị xét duyệt,

Tiểu kết Chương 3

Văn phòng Trung ương, tuy mấy năm gần đây, công tác thi đua, khen thưởng đã có những tiến bộ, góp phần tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, để công tác thi đua, khen thưởng thật sự trở thành đòn bẩy, động lực thúc đẩy từng tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở Chương 3, học viên đã đưa ra các quan điểm của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; phương hướng phát triển công tác thi đua, khen thưởng trong những năm tới. Từ đó có những giải pháp tổng thể nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thi đua, khen thưởng. Các phương pháp đó là: 1. Lãnh đạo phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong việc xây dựng và phát triển cơ quan; 2. Kiện toàn, ổn định, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; 3. Nâng cao nhận thức, đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức và người lao động đối với công tác thi đua, khen thưởng; 4. Tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; 5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua; 6. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua theo hướng thiết thực, trọng tâm, hiệu quả, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao; 7. Tạo sự thống nhất về tư tưởng trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong toàn đơn vị; 8. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thi đua, khen thưởng. Trong tất cả giải pháp trên, giải pháp về con người đóng vai trò quan trọng. Con người luôn là vấn đề then chốt trong mọi hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng, từ việc công tác chỉ đạo, điều hành đến công tác thực thi, thực hiện. Công tác thi đua, khen thưởng phải phát huy đúng vai trò của mình là động lực cho cán bộ, công chức, người lao động hoàn thiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

KẾT LUẬN

Công tác thi đua, khen thưởng là công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, là công cụ quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cấp cơ sở. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng không những góp phần tạo ra động lực phong trào mà qua đó, những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động không nhỏ, động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng dẫn đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”, và Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng Trung ương Đảng đã có sự phát triển, dần đi vào nền nếp. Đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác thi đua, khen thưởng, tạo nên khí thế sôi nổi, góp phần vào hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm.Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quanđã bước đầu tổ chức tốt phong trào thi đua trong từng đơn vị; tham mưu, nghiên cứu kịp thời các chủ trương, biện pháp về thi đua, khen thưởng.

Công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng nhìn chung đã thực hiện đúng quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chất lượng các hình thực khen thưởng được nâng lên. Việc triển khai các phong trào thi đua, khen thưởng thường xuyên được tiến hành tốt, tuy nhiên khen thưởng chuyên đề, khen thưởng đối ngoại còn hạn chế, ít. Chính vì vậy, cần tăng

cường hơn nữa sự quan tâm của các cấp ủy đảng, lãnh đạo đơn vị. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng phải ổn định, thể hiện rõ năng lực, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác. Phối hợp các tổ chức của hệ thống chính trị trong công tác thi đua, khen thưởng trong việc vận động công chức, viên chức và người lao động tham gia phong trào thi đua. Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Hàng năm tổ chức các cuộc giao lưu, học hỏi cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng nhăm trao đổi kinh nghiệm để phong trào thi đua được sôi nổi, hiệu quả.

Do điều kiện và khả năng tư duy của học viên trong sử dụng lý luận để phân tích thực tiễn còn hạn chế, vì vậy những giải pháp của luận văn chỉ dừng lại ở những giải pháp tổng thể. Học viên hi vọng sẽ tiếp tục làm công việc này ở bước học tập và nghiên cứu tiếp theo.

Đề tài “Công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng Trung ương Đảng” đã giải quyết được những nội dung sau:

Một là, nêu được những khái niệm cơ bản như thi đua, khen thưởng, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng…

Hai là, phân tích được những kết quả đạt được và mặt hạn chế của công tác thi đua khen thưởng trong 5 năm, từ năm 2015 đến hết năm 2019, từ đó khẳng định cần phải đổi mới công tác này.

Ba là, nêu ra được phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Quảng Bình (2015), Một số quản điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta về công tác thi đua, khen thưởng

(http://quangbinh.gov.vn/3cms/mot-so-quan-diem-cua-chu-tich-ho-chi- minh-va-cua-dang-nha-nuoc-ta-ve-cong-tac-thi-dua-khen-thuong.htm). 2. Bộ Chính trị (2004), Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 về tiếp tục đổi

mới, đẩy mạnh phong trào thi đua, yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

3. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

4. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

5. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ- CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ chỉ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

7. Bộ Nội vụ (2019), Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

8. Chỉnh phủ (2005), Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

9. Chính phủ (2005), Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

11. Chính phủ (2012), Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ- CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

12. Chính phủ (2014), Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ chỉ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

13. Chính phủ (2017), Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. 14. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Huỳnh Ngọc Thành - Phó Chủ tịch Thi đua - Khen thưởng Quỹ Đầu tư

phát triển Thành phố Đà Nẵng, Giải pháp nâng cao công tác thi đua, khen thưởng tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng, (http://ddif.com.vn/chi-tiet-tin-tuc/656/GIAI-PHAP-NANG-CAO-

CONG-TAC-THI-DUA-KHEN-THUONG-TAI-QUY-DAU-TU-PHAT- TRIEN-THANH-PHO-DA-NANG).

19. Lê Quang Thiệu (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước (Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội).

20. Mai Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thi đua - Khen thưởng, (http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tap-chi- so/giai-phap-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-cong-tac-thi-dua-khen- thuong-170).

21. Ngô Hiền Giang (2017), Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công - Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Mạnh Cương - Trường Chính trị tỉnh Hà Nam (2019), Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng: Phải bắt đầu từ công tác cán bộ, (http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/nang-cao-chat-luong-cong-tac-thi- dua-khen-thuong-phai-bat-dau-tu-cong-tac-can-bo-124117).

23. Nguyễn Như Minh Thu (2017), Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công - Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Hạnh (2017), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở

chính công - Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Thủy - Phòng Hành chính - Tài chính - Quản trị Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (2015) Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng.

(http://daibieunhandan.dienbien.gov.vn/Article/1877/Moi-quan-he-giua- thi-dua-va-khen-thuong.htm).

26. Nguyễn Thị Việt Anh (2016), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại Bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công - Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Việt Anh (2016), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công - Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Hữu - Ban Quản lý công trình phân lũ sông Đáy (2018),

Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hà Nội, (http://khuyennonghanoi.gov.vn/Pages/mot-so-giai-phap-nang-cao-chat- luong-hieu-qua-cong-tac-thi-dua-khen-thuong-so-nong-nghiep---.aspx). 29. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với

phong trào thi đua yêu nước, Hà Nội.

30. PGS.TS Nguyễn Viết Vượng (2006), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nhà xuất bản Lao động).

31. Phạm Hùng (2011), Những mốc son vàng trong phong trào thi đua yêu nước (Nhà xuất bản Lao động Hà Nội).

ngành giáo dục và đào tạo tại tỉnh Vĩnh Long, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công - Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội. 33. Quốc hội khóa 11 (2003), Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003. 34. Quốc hội khóa 11 (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005.

35. Quốc hội khóa 13 (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013.

36. ThS Trần Quốc Tịch (2015), Vai trò của thi đua, khen thưởng trong việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, (https://moha.gov.vn/70- nam/nghien-cuu-trao-doi/vai-tro-cua-thi-dua-khen-thuong-trong-viec- xay-dung-don-vi-vung-manh-toan-dien-18008.html).

37. Trương Quốc Bảo (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng

(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia), Hà Nội.

38. Văn phòng Chính phủ (2007), Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)