Hệ thống cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 32 - 37)

1.2. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

1.2.6. Hệ thống cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

1. Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp trong việc tham mưu đề xuất các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức các phong trào thi đua trong phạm vi cả nước.

2. Định kỳ đánh giá tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất với Đảng và Chính phủ đề ra các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong từng năm và trong từng giai đoạn, tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về tổng kết lý luận và thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng.

3. Đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng đối với các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đề nghị Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu tỉnh Anh hùng, thành phố Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

1.2.6.2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Quyết định số 29/2018/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ (thay thế Quyết định số 05/2015/QĐ-TTg 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng trực thuộc Bộ Nội vụ).

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan tương đương Tổng cục trực thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các quy định của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, thẩm định hồ sơ trình khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương. Thực hiện theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định khen thưởng. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, các đề án, dự án về thi đua, khen thưởng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, xây dựng nội dung, chương trình và thực hiện tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở các bộ, ngành, địa phương. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương, các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức các phong trào thi đua và truyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng. Chuẩn bị hiện vật, bảo quản, cấp phát hiện vật khen thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng của Chủ tịch

nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thu hồi, cấp, cấp lại, cấp đổi hiện vật khen thưởng. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật…

1.2.6.3. Ở các bộ, ngành Trung ương và ở địa phương

Ở các bộ, ngành Trung ương thành lập Vụ Thi đua - Khen thưởng hoặc Phòng Thi đua - Khen thưởng tùy thuộc và số lượng cán bộ, công chức, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Ở địa phương, thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh trực thuộc Sở Nội vụ; Phòng Nội vụ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cử cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng, cấp xã cử cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng.

Đối với Văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy cử cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.

1.2.6.4. Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương

Khối Thi đua các cơ quan Đảng do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chỉ định thành lập dựa trên chức năng, nhiệm vụ tương đồng nhau. Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương bao gồm 14 đơn bao gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Đối ngoại Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đảng ủy Khối Cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Tiểu kết Chương 1

Sau khi kết thúc chương 1, việc phân tích các khái niệm cơ bản về công tác thi đua, khen thưởng từ đó có thể thấy công tác thi đua, khen thưởng phải dựa trên tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng đồng thời kết hợp với hoàn cảnh của từng thời kỳ để xây dựng phong trào thi đua đạt hiệu quả cao. Xây dựng các phòng trào thi đua yêu nước phải xác định rõ mục đích của phòng trào thi đua yêu nước, nền tảng và phạm vi phong trào thi đua yêu nước, kế hoạch tổ chức các phòng trào thi đua phải cụ thể, rõ ràng. Khi tổ chức phong trào cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi. Sau mỗi đợt thi đua, việc tổng kết, sơ kết đóng vai trò rất quan trọng, nhờ việc tôn vinh các điển hình tiên tiến, giúp mỗi điển hình được công nhận, động viên họ thi đua hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng phải đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng phải đủ phẩm chất, năng lực, am hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua khen thưởng từ đó tham mưu, đề xuất các phong trào thi đua chất lượng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Việc nắm rõ các khải niệm cơ bản, đường lối chính sách của Đảng, quy định pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng giúp việc vận dụng tốt hơn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị. Chương 1 giúp có cái nhìn khái quát, tổng thể, từ đó đánh giá chính xác thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng Trung ương Đảng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)