Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 26 - 28)

1.2. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

Từ khi xã hội loài người chuyển từ chế độ cộng sản nguyên thủy lên chế độ chiếm hữu nô lệ, bắt đầu thời kỳ phân chia giai cấp thì nhu cầu về quản lý cũng bắt đầu xuất hiện. Trong giai đoạn đầu, việc quản lý hoàn toàn mang tính tự phát. Dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội qua các thời kỳ khác nhau tương ứng với phương thức sản xuất khác nhau thì trình độ quản lý cũng phát triển theo. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, bên cạnh những yếu tố cơ bản tác động tới sự phát triển của xã hội như

sức lao động, trình độ lao động thì một yếu tố được coi là quan trọng hàng đầu đó là yếu tố quản lý.

Trên thế giới hiện nay, cách hiểu về quản lý có tính thống nhất tương đối. Khoa học về quản lý định nghĩa: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, các nguyên tắc, các quy định và bằng các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý”. Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, quản lý chính là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các công cụ quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và phát triển của xã hội. Theo nghĩa rộng, 3 chức năng cơ bản của Quản lý nhà nước, đó là: (1) chức năng lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện; (2) chức năng hành pháp (chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm; (3) chức năng tư pháp do cơ quan tư pháp thực hiện.

Tuy vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý được giới hạn trong các cơ quan hành pháp, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp; hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Nếu tiếp cận khái niệm Quản lý nhà nước dưới góc độ này, Quản lý nhà nước bao gồm có 2 chức năng cơ bản: (1) Lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn

bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật; (2) Tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế - xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, dựa vào khái niệm quản lý nhà nước có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với hoạt động thi đua, khen thưởng để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)