2.3. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng Trung ương
2.3.8. Công tác sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và thực hiện công tác khen
tác khen thưởng
Công tác sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng là hoạt động rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc đánh giá những kết quả làm được, những việc chưa làm được, từ đó tìm ra nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm. Sơ kết, tổng kết giúp đơn vị chỉ ra rõ được những ưu điểm, nhược điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị đối với công
tác thi đua, khen thưởng, hay do nhận thức chưa đúng của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về các phong trào thi đua.
Trong 5 năm, từ năm 2015 đến hết năm 2019, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức các Hội nghị tổng kết, sơ kết công tác thi đua, khen thưởng theo tổng kết công tác chuyên môn. Tổ chức thành công Đại hội thi đua yêu nước Văn phòng Trung ương Đảng lần thứ III vào tháng 8-2015, tại Đại hội đã tôn vinh điển hình tiên tiến cho 36 tập thể và 38 cá nhân, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tặng Bằng khen cho 35 tập thể và 38 cá nhân.
Tiến hành tổng kết Cuộc thi viết “Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Văn phòng học tập và làm theo tâm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chánh Văn phòng tặng Bằng khen cho 6 tập thể, 36 cá nhân.
Khen thưởng chuyên đề tại các Hội nghị tổng kết lĩnh vực công tác như Hội nghị toàn quốc công tác văn phòng tỉnh ủy, thành ủy, Hội nghị tổng kết công tác văn thư - lưu trữ đảng và các tổ chức chính trị - xã hội... tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp. Sau Hội nghị tổng kết đều phát động thi đua tạo cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trên lĩnh vực công tác đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trên lĩnh vực được giao.
Nhìn chung, công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng Trung ương Đảng đã đạt được những hiệu quả nhất định: Sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy đảng, lãnh đạo Văn phòng, hình thức và biện pháp thi đua đã có phong phú, đa dạng hơn. Với việc xây dựng và ban hành hệ thống văn bản đầy đủ, đảm bảo đúng pháp luật nên trong những năm qua đã đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hồ sơ xét khen thưởng đúng quy định. Đặc biệt, việc thẩm định hồ sơ, trình xét khen thưởng cấp Nhà nước đạt chất lượng, khen đúng đổi tượng, đúng thành tích. Trong 5 năm, Văn phòng Trung ương đã trình truy tặng Huân chương Độc lập hạng ba cho 1 đồng chí (Mai Văn Hoà, Văn phòng Trung ương Cục miền Nam). Trình tặng Huân chương Chiến công hạng ba
công cho 15 cá nhân (3 hạng nhì, 12 hạng ba) có thành tích làm nhiệm vụ quốc tế Cam-pu-chia; Huân chương Chiến công hạng ba cho 3 cá nhân có thành tích làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc. Đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến công hạng Nhì cho 2/3 cá nhân (tỷ lệ 67%), Huân chương chiến công hạng Ba cho 12/19 cá nhân (tỷ lệ 63%) có thành tích làm nhiệm vụ quốc tế Cam- pu- chia, Lào và ở tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa; tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhì cho 1/3 cá nhân đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (tỷ lệ 33%).
2.3.9. Quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
Trong những năm qua, việc trích lập quỹ thi đua, khen thưởng chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước (đối với các đơn vị hành chính), và từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với khối nhà khách, nhà nghỉ và các doanh nghiệp), bảo đảm cho việc tổ chức các phong trào thi đua. Việc chi tiền thưởng đối với tập thể, cá nhân được khen thưởng kịp thời, đúng chế độ quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (đã được thay thế bởi Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017) và Thông tư số 71/2011/TT-BTC, ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2.3.10. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
Cụ thể hoá việc triển khai công tác thi đua, khen thưởng, rà soát, sửa đổi, bổ sung một số nội quy, quy chế, quy định của cơ quan. Từ năm 2016, đã xây dựng ban hành một số văn bản chính, trọng tâm về công tác thi đua, khen thưởng, năm 2017, đã sửa đổi, bổ sung quy chế, quy định
về công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp với Nghị định số 91/2017/NĐ-CP. Làm tốt công tác kiểm tra việc triển khai, thực hiện các quy chế, quy định đã ban hành, việc sơ kết, tổng kết bình xét thực hiện chính sách khen thưởng công khai, minh bạch. Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ về chương trình, nội dung, tiêu chí phát động phong trào thi đua, xây dựng điển hình tiên tiến. Qua kiểm tra đã giúp cho các đơn vị trực thuộc thực hiện ngày càng tốt hơn về các mặt thực hiện triển khai công tác thi đua, khen thưởng.
Làm tốt công tác thực hiện quy trình tổ chức các phong trào thi đua, bình xét khen thưởng thường xuyên, khen chuyên đề (theo đợt), đột xuất, khen quá trình cống hiến, hiệp y khen thưởng, xét tặng kỷ niệm chương... Kiện toàn Hội đồng sáng kiến các cấp với thành phần, cơ cấu, số lượng theo quy định của Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN, ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng sử dụng thành thạo phần mềm Lotus Note để gửi thư điện tử, các văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng được truyền tải trên mạng nội bộ của cơ quan theo địa chỉ TDKT@VPTW; thực hiện tốt việc quản lý, lưu trữ tài liệu, đã bước đầu xây dựng được cơ sở dữ liệu khen thưởng đưa vào khai thác, sử dụng. Thực hiện đăng ký tham gia phần mềm “Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử ngành Thi đua, khen thưởng” của Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương.Sử dụng phần mềm thư điện tử trên mạng của cơ quan; các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng được truyền tải trên mạng nội bộ; thực hiện tốt việc quản lý, lưu trữ tài liệu, hiện nay đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khen thưởng đang được đưa vào khai thác và sử dụng.
2.4.1. Ưu điểm
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, với tinh thần “Càng khó khăn, càng phải thi đua”. Các cấp Đảng ủy, lãnh đạo Văn phòng bước đầu có sự quan tâm, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng; cho nên công tác thi đua, khen thưởng đã có nhiều chuyển biến rõ nét, góp phần tích cực vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Các phong trào thi đua đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị: nội dung thi đua bám sát với thực tế, khắc phục tính hình thức, đặt hiệu quả thiết thực; sau mỗi đợt thi đua đều có sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng động viên kịp thời.
Các văn bản điều chỉnh về công tác khen thưởng được sửa đổi, bổ sung như: Quy chế thi đua - khen thưởng, Quy chế xét công nhận sáng kiến, Quy chế xét tặng Kỷ nhiệm chương… công tác khen thưởng ngày một nền nếp hơn, dân chủ, chính xác, khách quan, minh bạch; khắc phục được hiện tượng cào bằng, luân phiên; tỷ lệ khen thưởng cho người lao động và trực tiếp công tác đã tăng hơn so với những năm trước đây.
2.4.2. Tồn tại, hạn chế
- Công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở một số đơn vị trực thuộc chưa được người đứng đầu quan tâm. Sau khi phát động phong trào thi đua của toàn cơ quan, thì người đứng đầu một số đơn vị chưa triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên, chặt chẽ. Hay có tình trạng, một số đơn vị phát động rầm rộ nhưng chưa quan tâm đến tổng kết, rút kinh nghiệm. Tại một số đơn vị trực thuộc, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng
xem nhẹ, thiếu tập trung, cụ thể, chỉ coi trọng đến khen thưởng cuối năm hay cuối các Hội nghị mà không có sự sôi nổi trong cả quá trình.
- Công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở một số đơn vị còn nặng tính hình thức, tiêu chí thi đua chưa cụ thể, chưa đồng đều. Cho nên việc nhận xét, đánh giá các sáng kiến của tập thể, cá nhân còn hạn chế, yếu kém, chưa thực sự gắn với lợi ích của người lao động, do đó chưa thu hút được đông đảo công chức, viên chức và người lao động tham gia. Ở một số đơn vị ở xa như Cục Quản trị T.26, Cục Quản trị T.78, Vụ Địa phương II, Công ty An Phú nên việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phong trào thi đua chưa thường xuyên kịp thời. Sơ kết, tổng kết sau các phong trào thi đua khi phát động còn chưa thường xuyên, xem nhẹ. Đánh giá sáng kiến từ đó bình xét thi đua chưa thật sự bám sát, còn mang tính qua loa, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng nhân tố mới điển hình tiên tiến chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức, còn nhiều lúng túng. Chưa có kế hoạch để bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Công tác tuyên truyền nêu gương điển hình tiên tiến chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị khen thưởng ở một số đơn vị trực thuộc còn chậm so với thời gian quy định, chưa bám theo hướng dẫn và chưa đúng quy định. Sau khi có hướng dẫn văn bản của cơ quan, các đơn vị còn chậm tiếp cận, chưa quan tâm đúng mức nên việc hoàn thiện hồ sơ, quá trình thẩm định diễn ra châm dẫn đến việc khen thưởng chưa kịp thời. Sau khi hội nghị tổng kết, có trường hợp phải bổ sung khen thưởng.
- Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng chưa đồng bộ, không đảm nhân lực trong tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng (Bộ phận thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng là Phòng Thi đua - Khen thưởng thuộc Vụ Tổ chức - Cán bộ hiện nay có 3 biên chế: 01 Trưởng
phòng, 01 Phó Phòng, 01 chuyên viên chính). Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị chủ yếu là xem xét, thông qua, chưa coi trọng công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các phong trào thi đua tại các đơn vị. Vì vậy, chưa khuyến khích người lao động tham gia vào các phong trào thi đua trở thành phong trào quần chúng.
- Việc thẩm định hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương phần lớn thiếu các văn bản liên quan để xác định cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Do đó, việc thẩm định còn gặp khó khăn, mất nhiều thời gian.
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Nhận thức về vai trò, tác dụng của phong trào thi đua, công tác khen thưởng ở một số đơn vị tuy có được nâng lên, nhưng còn chưa đầy đủ, chưa phát huy được sức mạnh trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Sự lãnh đạo của cấp ủy, sự phối hợp chỉ đạo giữa chính quyền, tổ chức đoàn thể ở một số đơn vị chưa chặt chẽ và đồng bộ. Một số nơi, lãnh đạo đơn vị trực thuộc chưa nhận thức đúng vai trò của thi đua, khen thưởng trong đơn vị.
- Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, nên phòng Thi đua, khen thưởng chỉ có 03 cán bộ làm công tác này. Với số lượng lớn công việc như vây nên việc tham mưu còn nhiều hạn chế. Tại các đơn vị trực thuộc, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị trực thuộc phần lớn là kiêm nhiệm; năng lực, trình độ tham mưu tổ chức phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng còn hạn chế, có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chưa nhận thức được tầm quan trong của công tác thi đua, khen thưởng, còn thơ ơ, không quan tâm đến các phong trào thi đua của cơ quan; không chủ động đóng góp các sáng kiến làm tăng hiệu quả công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vẫn còn nhiều trường hợp bằng lòng với công việc, trì trệ không năng động
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước về thi đua, khen thưởng không thường xuyên, sâu rộng. Việc tuyên truyền về các phong trào còn chưa sát thực tế và sâu rộng đến tất cả cán bộ công chức.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan chưa chủ động bám sát các phong trào thi đua, lúng túng trong việc tổ chức các phong trào. Thẩm định hồ sơ khen thưởng có lúc còn chưa kịp thời, bảo đảm chất lượng.
Tiểu kết Chương 2
Qua chương 2, luận văn đã nêu rõ thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng trung ương Đảng như: Xây dựng và ban hành các văn bản tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; kết quả thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Có thể nói trong 5 năm qua, từ năm 2015 đến năm 2019, Văn phòng Trung ương Đảng đã cố gắng làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Các phong trào đã được triển khai. Các văn bản hướng dẫn, quy định công tác này tại văn phòng được ban hành kịp thời. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đã được tổ chức nhưng không thường xuyên, đặc biệt cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua khen thưởng chưa nắm rõ được việc hoàn thiện hồ sơ để xét khen thưởng dẫn đến việc khen thưởng chậm trễ, không kịp thời. Trong thời gian tới, công tác thi đua, khen thưởng ở Văn phòng Trung ương Đảng cần phải khắc phục các mặt hạn chế nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
Sau ngày thống nhất, đất nước ta vững bước bước đi lên chủ nghĩa xã hội, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước đã có bước phát triển, dần đi vào nền nếp. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/8/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) "về đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới", ngày 21/5/2004, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW "về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến". Ban Bí thư (khóa X) ban hành Kết luận số 83-KL/TW ngày 30-8-2010 “về tiếp tục đổi