3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng
3.3.6. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các
chức các phong trào thi đua theo hướng thiết thực, trọng tâm, hiệu quả, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao
Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, Lãnh đạo đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên quán triệt và cụ thể hóa các nội dung thi đua gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của mỗi cá nhân về công tác thi đua khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua khen thưởng tới toàn thể cán bộ, viên chức qua đó khơi dậy, cổ vũ tinh thần đoàn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lao động, tạo động lực cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn.
Các phong trào thi đua của cơ quan, của các đơn vị phải có chủ đề, khẩu hiệu hành động rõ ràng; nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu phải cụ thể,
thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện đặc thù của từng đơn vị trong Văn phòng.
Việc đăng ký thi đua và tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đăng ký thi đua phải được làm thường xuyên ngay sau khi cơ quan phát động phong trào thi đua của năm. Đơn vị nào không đăng ký thi đua đầu năm, Phòng Thi đua - Khen thưởng tổng hợp, tham mưu cho Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ quan sẽ không xét danh hiệu thi đua đối với đơn vị đó vào cuối năm.
Ngay từ đầu năm, Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ quan, Phòng Thi đua khen thưởng cần xây dựng nội dung thi đua và khẩu hiệu hành động và phát động phong trào thi đua để các đơn vị trực thuộc hưởng ứng và lấy đó làm căn cứ xây dựng nội dung thi đua của đơn vị mình cho phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
Mỗi phong trào thi đua cần tạo ra được sự đột phá mới, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm bức xúc; tập trung hoàn thành công tác trọng tâm, trọng điểm của đơn vị.
Điều quan trọng nữa là phải xác định được chủ đề, mục đích, ý nghĩa, hình thức, nội dung và tiêu chí của phong trào thi đua. Phong trào thi đua càng thiết thực, cụ thể thì hiệu quả đạt được càng cao. Cần có phương pháp, định hướng thiết thực, rõ ràng, kiên quyết chống bệnh hình thức: nói cho hay, cho nhiều chứ không làm hoặc làm không kết quả; đồng thời gắn nhiệm vụ chung với nhiệm vụ cụ thể, động viên tinh thần kết hợp với khen thưởng vật chất xứng đáng, kịp thời. Đây là cơ sở để thực hiện tốt công tác dân vận trong tình hình mới.
Khi xây dựng mục tiêu, nội dung thi đua theo từng nhiệm vụ để tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng:
- Động cơ thi đua: Có xác định được động cơ thi đua đúng đắn thì mới tự nguyện, tự giác, tích cực tham gia và tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, phát huy cao độ sự đồng lòng, đoàn kết trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn hướng tới hoàn thành mục tiêu thi đua.
- Mục tiêu thi đua: Các phong trào thi đua phải gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, cơ quan, đơn vị.
- Phạm vi thi đua: Gắn với mục tiêu và đối tượng thi đua. Thi đua phải liên tục thường xuyên và rộng khắp.
- Đối tượng thi đua: Gắn với mục tiêu, phạm vi và nhiệm vụ được giao. Thi đua trên nhiều lĩnh vực công tác có gắn kết chặt chẽ với nhau thì đối tượng thi đua đông đảo, rộng rãi. Thi đua là công việc của mọi người, mọi cấp.
- Nội dung thi đua: Phải bám vào mục tiêu, kế hoạch nhiệm vụ được giao và mục tiêu phát triển của của Ngành, của đơn vị. Nội dung thi đua thiết thực, hình thức thi đua phong phú góp phần nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua.
Thực hiện đúng quy trình bình xét, đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
Xây dựng quy chế xét khen thưởng, trong đó quy định rõ các tiêu chí đánh giá kết quả thi đua, quy trình bình xét và đề nghị khen thưởng. Nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí xét khen thưởng theo tháng, quý, năm và theo từng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Nghiên cứu cụ thể hóa các tiêu chuẩn danh hiệu thi đua theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định của Chính phủ theo đặc thù từng đơn vị, trong đó cần chú trọng tiêu chuẩn đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công việc, đặc biệt là tính năng động sáng tạo và tinh thần phục vụ nhân dân.
Nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất khen thưởng thường xuyên, chuyên đề và đột xuất. Tăng cường các giải pháp nhằm chống bệnh hình thức
trong công tác khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 34 - CT/TW của Bộ Chính trị.