Lãnh đạo phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 80 - 81)

3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng

3.3.1. Lãnh đạo phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua,

thi đua, khen thưởng trong việc xây dựng và phát triển cơ quan

Bản chất của thi đua, khen thưởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua mà là hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của mọi người, của tập thể và lợi ích của cơ quan, đơn vị. Động cơ thi đua là lực thúc đẩy bên trong của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, là tổng hòa những nhân tố tình cảm, ý chí, niềm tin với phong trào thi đua. Động cơ thi đua hình thành trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của thi đua, thể hiện sâu sắc nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đối với sự lớn mạnh của đơn vị. Trên cơ sở xây dựng động cơ đúng mà xây dựng quyết tâm hoàn thành hoàn thành các chỉ tiêu, định mức của thi đua.

Để làm được điều đó, các Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải: (1) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, thi đua, khen thưởng phải đúng, thực chất; (2) Quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về thi đua khen thưởng trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan đối với công tác thi đua, khen thưởng; (3) Xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc phát động phong trào thi đua phát triển toàn diện cả chiều sâu và chiều rộng; (4) Lãnh đạo thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất, không trọng tâm, không đúng đối tượng; làm tốt việc giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí vì lợi ích chung, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng an thua, ganh đua, cục bộ, chạy theo thành tích, vì lợi ích động cơ cá nhân và những biểu hiện thiếu trung thực trong thi đua. Từ đó duy trì nghiêm túc

thành chế độ, nền nếp, phát huy vai trò, chức năng hiệu quả của các Hội đồng thi đua theo đúng quy chế hoạt động.

Cấp uỷ đảng ủy, chi bộ cần tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thi đua khen thưởng; các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)