Tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 83 - 84)

3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng tại Văn phòng

3.3.4. Tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên

hình tiên tiến trong phong trào thi đua

Đây cần được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đổi mới phương pháp tổ chức phong trào thi đua. Việc phát hiện, xây dựng, tôn vinh và nhân rộng nhân tố mới, những điển hình tiên tiến phải được đặc biệt coi trọng.

Điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục, thu hút mọi người tích cực tham gia thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến để rút ra những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt, bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào thi đua; quan tâm lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực và đòn bẩy phấn đấu cho cán bộ, công chức và người lao động.

Phát hiện điển hình tiên tiến là việc làm hết sức công phu, đòi hỏi người lãnh đạo đơn vị phải đi sâu, đi sát với phong trào thi đua, tìm hiểu kỹ kinh nghiệm và thành tích của từng tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua. Phải thông qua phong trào thi đua để phát hiện ra những điển hình tiên tiến. Khi điển hình tiên tiến xuất hiện, dù là còn mới, còn nhỏ phải nhanh chóng bồi dưỡng điển hình ngày một hoàn thiện, hoàn chỉnh, trở thành mẫu mực để toàn đơn vị học tập. Nội dung bồi dưỡng toàn diện trên tất cả các mặt, chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực, động cơ thi đua đúng đắn, ý thức trách nhiệm, biết giữ gìn và phát huy tác dụng trong mọi thời gian, có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tổ chức kỷ luật trong thực hiện phong trào thi đua, khắc phục tư tưởng thỏa mãn, dừng lại, tự cao, tự đại, công thần địa

vị. Bồi dưỡng các điển hình tiên tiến bằng nhiều biện pháp như giao nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với động viên, khích lệ, đặt ra yêu cầu cao để họ phấn đấu rèn luyện. Tránh hiện tượng áp đặt, chủ quan cố tạo ra điển hình, khắt khe trong xây dựng điển hình hoặc đề cao quá mức phản tác dụng.

Khen thưởng kịp thời đối với các điển hình tiên tiến, việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trò chủ yếu là động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi, khích lệ và do đó hiệu quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn.

Các đơn vị, tuỳ thuộc tính chất công việc được giao, xây dựng tiêu chí xác định gương điển hình tiên tiếp để thực hiện bình xét, chấm điểm thi đua định kỳ hàng tháng, quý, năm đối với cán bộ, công chức, viên chức; báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan những gương người tốt, việc tốt, các tập thể điển hình tiên tiến để tổng hợp, lựa chọn và tổ chức tuyên truyền, nêu gương tại các hội nghị, trong các cuộc giao ban để tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn cơ quan.

Tổ chức cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị trực thuộc tham quan, học tập kinh nghiệm , cách làm đạt hiệu quả, đạt thành tích trong thực hiện phong trào thi đua của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại văn phòng trung ương đảng (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)