Rủi ro gây ra làm thiệt hại rất lớn cho bất cứ ai phải đương đầu với nó. Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng cần phải đo lường được rủi ro để có những giải pháp quản lý, phòng chống rủi ro và chấp nhận rủi ro mức độ hợp lý. Không có công việc kinh doanh nào lại không có rủi ro, nhưng rủi ro quá giới hạn cho phép thì kinh doanh sẽ lỗ, thậm chí phá sản. Cán bộ ngân hàng cần ý thức được rằng: các chiến lược kinh doanh vạch ra cho dù cẩn thận, tỷ mỷ đến đâu vẫn có thể gặp thất bại. Chiến lược kinh doanh càng táo bạo, cạnh tranh càng khốc liệt thì các nhà kinh doanh càng dễ thu lợi nhuận lớn song cũng dễ vướng phải tổn thất nặng nề.
Rủi ro trong kinh doanh là một tất yếu, nó có thể xuất hiện ở khâu này hay khâu khác dưới nhiều dáng thức khác nhau. Chỉ cần một sơ suất nhỏ hoặc một quyết định thiếu kịp thời: nên đầu tư hay rút vốn ra... cũng có thể đưa đến cho ngân hàng những bất trắc khó lường. Vì vậy trong kinh doanh ngân hàng cần thiết phải đo lường rủi ro.
Căn cứ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN (áp dụng trước ngày 01/06/2013 đến nay) và theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN (áp dụng từ 01/06/2013 cho đến nay) của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được chia thành 5 nhóm như sau:
- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
- Nợ quá hạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, được phân loại lại vào nhóm 1.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), bao gồm: - Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
- Nợ được phân loại lại vào nhóm 2 theo quy định.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), bao gồm: - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu;
- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Nợ thuộc một trong các trường hợp đặc biệt theo quy định.
Nợ nhóm 3 là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Khoản nợ phụ thuộc một trong các trường hợp đặc biệt của nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
Nhìn chung, nợ nhóm 4 là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn), bao gồm: - Nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai qua hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã
quá hạn;
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp đặc biệt của nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- Nợ của khách là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
- Nợ được phân loại lại vào nhóm 5 theo quy định.
Nợ nhóm 5 là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Một số chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để phản ánh rủi ro tín dụng, bao gồm:
a. Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các ngân hàng thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD của ngân hàng, cụ thể:
- Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn,
phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự
phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi
nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập ròng. Các chỉ số thể hiện dự phòng RRTD:
Dự phòng RRTD được trích lập Tổng dư nợ cho kỳ báo cáo
khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ Số dư nợ quá hạn --- ---:---- X 100% Tổng dư nợ Số khách hàng có nợ quá hạn , X 100% Tổng số khách hàng có dư nợ
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
- Nợ xấu: Là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu hồi được do DN đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, DN mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.
Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/V ốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất Dự phòng RRTD: Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5.
Hệ số bù đắp rủi Dự phòng RRTD được trích lập ro tín dụng Nợ quá hạn khó đòi
Theo Thông tư số 02/ 2013/TT-NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước ngoài thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối đối với từng nhóm Nợ như sau:
• Nhóm 1: 0%
• Nhóm 2: 5%
• Nhóm 3: 20%
• Nhóm 4: 50%
Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Như vậy bản chất của DPRR là nhằm hạn chế thiệt hại xảy ra cho ngân hàng khi không thu hồi được vốn cho vay. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ rủi DPRR lớn cho thấy nguy cơ rủi ro tín dụng cao và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng; ngược lại tỷ lệ DPRR nhỏ thì thể hiện nguy cơ rủi ro tín dụng thấp.
b. Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng
Các chỉ tiêu gián tiếp mặc dù không phản ánh cụ thể RRTD của ngân hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu hiệu phản ánh RRTD của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện về RRTD của ngân hàng.
- Quy mô tín dụng: Không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mô tín dụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:
+ Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản
+ Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân
+ Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho các khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay... điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
- Cơ cấu tín dụng: Phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhung nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm: Cơ cấu tín dụng theo ngành (Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro không trả đuợc nợ ngân hàng cũng cao); Cơ cấu tín dụng theo loại hình (DN nhà nuớc, DN tu nhân, DN có vốn đầu tu nuớc ngoài); Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ (RRTD xảy ra khi có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ giá; khả năng không đáp ứng của nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với du nợ cho vay).
c. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Khi RRTD đã xảy ra, các biện pháp cần đuợc thực hiện bao gồm:
Thứ nhất, biện pháp khai thác: Khi nguời vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp nhu: Đua ra lời khuyên giúp nguời vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vuợt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận truớc đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.
Trong những truờng hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”. Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp khai thác đuợc áp dụng.
Thứ hai, biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thuờng đuợc áp dụng gồm: Ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay...
Thứ ba, bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhuợng khoản nợ, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
Thứ tư, xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.