Quan điểm của ABBANK chi nhánh Hà Nội về hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549340 (Trang 92 - 94)

Trong năm 2017, ABBANK chi nhánh Hà Nội đã tiến hành rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các Đơn vị, mô hình phê duyệt tín dụng, các chính sách về quản lý rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, thực hiện cơ

chế song trùng quản lý nhằm kiểm soát các mặt hoạt động nghiệp vụ tốt hơn và đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro theo thực tiễn.

Năm 2017, ABBANK chi nhánh Hà Nội tập trung hoàn thiện các chính sách, quy định, quy trình nhận diện, đánh giá, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng; các vấn đề về rủi ro tín dụng được nhận diện và chuyển hóa thành các văn bản cụ thể với nội dung rõ ràng, được phổ biến tới đối tượng áp dụng trong toàn hệ thống và đảm bảo tính nhất quán. Ngoài ra, ABBANK chi nhánh Hà Nội đang triển khai và cập nhật quy trình QLRR tín dụng đảm bảo phù hợp các nguyên tắc QLRR tín dụng do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đặt ra và tuân thủ quy định NHNN về thực hành QLRR. Mục tiêu cốt lõi của QLRR tín dụng là đảm bảo hoạt động tín dụng của ABBANK đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn để đảm bảo cân bằng giữa thu nhập - rủi ro cho Ngân hàng theo Khẩu vị rủi ro đã được HĐQT phê duyệt. Từ đó đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ABBANK nói chung và ABBANK chi nhánh Hà Nội nói riêng.

3.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng của ABBANK chi nhánh Hà Nội.

Để thực hiện các mục tiêu chung của ABBank chi nhánh Hà Nội đề ra, đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, chi nhánh thừa ra các mục tiêu tín dụng cụ thể cho giai đoạn 2018 - 2025 như sau:

• Tập trung tăng trưởng mạnh tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả: xây dựng định hướng, kế hoạch rõ ràng cụ thể trong hoạt động tín dụng, đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững qua các tháng, bám sát chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm. Để đảm bảo phát triển bền vững yêu cầu các ĐVKD không tăng trưởng tín dụng “nóng” vào các thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm, duy trì với mức tăng tín dụng bình quân hàng năm là 9% - 10%.

• Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn ở mức dưới 2%. Đa dạng hóa danh mục khách hàng, ngành hàng nhằm hạn chế tối đa rủi ro tập trung tín dụng vào một khách hàng/ nhóm khách hàng liên quan hoặc một ngành hàng, lĩnh vực.

• Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, nâng cao chất lượng thẩm định, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận kiểm soát thẩm định tại trụ sở để giải quyết nhanh các nhu cầu khách hàng. Yêu cầu các phòng ban khác phục tình trạng thẩm định sơ sài, thông tin, hồ sơ cung cấp không đầy đủ dẫn đến phải kéo dài thời gian xử lý hồ sơ, trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

• Tiếp tục tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo, duy trì dư nợ có tài sản đảm bảo trên 90%.

• Thực hiện nghiêm túc quản lý nợ quá hạn, tuân thủ việc định kỳ gia hạn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ đúng quy định.

• Thực hiện xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ một cách khách quan, minh bạch, chính xác, trên cơ sở đó xác định nợ xấu để có thể trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549340 (Trang 92 - 94)