Với chính sách điều chỉnh lãi suất tích cực từ Ngân hàng Nhà nước trong năm 2017, mặt bằng lãi suất năm 2017 giảm 1,5% - 2%/năm so với cuối năm 2016, trong đó mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5% - 2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm, đưa mặt bằng lãi suất thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2014-2015, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, qua đó giúp các ngân hàng thương mại tăng trưởng quy mô tín dụng.
Không nằm ngoài bối cảnh đó, trong năm 2017 ABBANK - Chi nhánh Hà Nội cũng đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động cho vay nói riêng. Quy mô tín dụng của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, đi liền với sự thành công này luôn là sự có mặt của rủi ro tín dụng. Với quan điểm chỉ đạo rõ ràng của ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với thái độ làm việc tích cực của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh nên công tác quản lỷ rủi ro tín dụng đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Trong thời gian qua tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh chỉ ở mức hơn 1%. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ đảm bảo khả năng đạt lợi nhuận kế hoạch, giảm rủi ro tín dụng, nâng cao hiểu quả hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh.
Thứ hai, đạt tỷ lệ nợ xấu an toàn. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh chỉ ở mức gần 1%, thấp hơn rất nhiều so với mức quy định an toàn về tỷ lệ nợ xấu (3%) và so với một số chi nhánh ngân hàng khác hệ thống nhung cùng hoạt động trên địa bàn. Tỷ lệ nợ xấu thấp sẽ giảm rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh.
Thứ ba, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Chi nhánh tuơng đối thấp. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn thấp phản ánh mức độ an toàn của vốn kinh doanh cao và giảm chi phí hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh.
Thứ tư, tỷ lệ du nợ có tài sản đảm bảo luôn đạt mức cao và ngày càng tăng (đạt mức 81,6% năm 2017). Việc xây dựng một cơ cấu du nợ có tỷ trọng du nợ có tài sản đảm bảo cao sẽ làm giảm thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra, tao ra sự an toàn cho vốn kinh doanh của ngân hàng bằng cơ chế xử lý tài sản đảm bảo.
Thứ năm, tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng đuợc sử dụng để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi, đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Do vậy việc tăng trích lập dự phòng rủi ro sẽ nâng cao uy tín của Chi nhánh trong quá trình hoạt động.
Với kết quả đạt đuợc trong công tác quản lý rủi ro tín dụng đã là tiền đề cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của Chi nhánh. Tuy nhiên, cũng cần chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân để có những giải pháp khắc phục, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của ngân hàng trong nền kinh tế.