Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, giám sát sau giải ngân

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549340 (Trang 99 - 103)

Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và co cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân, chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng...

Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay:

Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất luợng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng

dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi truờng kinh doanh, tình hình thị truờng ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng (điều này đang được Ngân hàng VIB thực hiện trong ban hành các văn bản về từng loại hình cho vay trong thời gian gần đây) để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay (các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh; các khoản vay thương mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa dến hạn.). Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn.

Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng của cán bộ, chi nhánh cần xây dựng quy trình và quy định chặt chẽ về công tác hậu kiểm của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ quy định hiện hành.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động kiểm soát cũng phát hiện ngăn ngừa những rủi ro địa đức cán bộ tín dụng gây ra. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế RRTD theo yêu cầu của chuẩn mực Basel II, ABBANK - chi nhánh Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp sau:

• Kiểm tra:

Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình việc xem xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thông thuờng cán bộ tín dụng phải kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay.

Trong quá trình cho vay, ABBANK - chi nhánh Hà Nội cần phải thuờng xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc kiểm tra có thể định kỳ hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp cán bộ tín dụng đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và tránh việc bố trí khi có sự kiểm tra từ phía ngân hàng. Do vậy, cần không ngừng hoàn thiện và đổ i mới phuơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tuợng và mục đích đợt kiểm tra. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu đều phải thông qua hội đồng tín dụng qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro.

• Kiểm soát

Tổ chức thực hiện và nâng cao năng lực của hệ thống kiểm soát trong quá trình hoạt động tín dụng và hệ thống kiểm toán nội bộ đảm bảo tính độc lập của bộ phận kiểm soát nội bộ. Tăng cuờng giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng, cụ thể là:

- Đối với vốn vay: Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra truớc khi cho vay là việc cần thiết, tuy nhiên, sau khi phát tiền vay ABBANK - chi

nhánh Hà Nội cũng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Nếu sau khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích vay vốn muợn tài khoản để thanh toán sau đó rút tiền mặt để chi tiêu không đúng mục đích dẫn đến rủi ro cao cho ngân hàng.

- Đối với thanh toán: Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ tín dụng ABBANK - chi nhánh Hà Nội cũng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu doanh nghiệp, chủ đầu tu nguời mua khi thanh toán chuyển khoản vể tài khoản khách hàng tại ABBANK - chi nhánh Hà Nội để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt. Các cán bộ tín dụng ABBANK - chi nhánh Hà Nội cũng nên kiểm soát tiền gửi khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi cần có sự đồng ý của ngân hàng, tránh hiện tuợng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà lại sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả.

- Xây dựng bộ máy đội ngũ kiểm soát, kiểm toán nội bộ làm việc đạt hiệu quả cao, hoạt động độc lập tăng cuờng kiểm soát trực tuyến, cập nhật kịp thời những lĩnh vực có rủi ro cao, phòng ngừa truớc những lĩnh vực nhạy cảm có thể gây rủi ro đến cho ngân hàng.

- Tăng cuờng những cán bộ có trình độ đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho bộ phận Kiểm soát. Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cuờng cán bộ trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng kiểm tra.

- Thuờng xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng Kiểm soát. Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát. Có chế độ khuyến khích thuởng phạt để nâng cao trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Bộ phận Kiểm tra nội bộ không bị áp lực bởi các chỉ tiêu tín dụng cho nên có cách nhìn khách quan hơn đối với các rủi ro tín dụng. Bộ phận kiểm soát nội bộ cần phải độc lập tuơng đối với chi nhánh để tăng cuờng khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, có thể đua ra đuợc những đánh giá,

kiến nghị khách quan đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh nhằm giảm thiể u những rủi ro tín dụng.

Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549340 (Trang 99 - 103)