BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.1. Thực trạng tín dụng tại ABBANK - chi nhánh Hà Nội
Kế hoạch kinh doanh năm 2017 của ABBank nói chung và ABBANK - chi nhánh Hà Nội nói riêng là đẩy mạnh chuyển đổi theo định huớng bán lẻ với phuơng châm phát triển bền vững, tiếp tục phát huy các thế mạnh với mục tiêu gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ; hoàn thành kế hoạch tài chính với lợi nhuận đạt và vuợt kế hoạch, tiếp tục duy trì định mức tín nhiệm cao của Moody’s; chuyển đổi báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS; Đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm luu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và giao dịch trên hệ thống Upcom.
Để thực hiện đuợc kế hoạch này thì hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ABBANK. Đồng thời đây cũng là hoạt động dễ phát sinh rủi ro và có mức độ thiệt hại lớn nhất do rủi ro gây ra với hoạt động ngân hàng. Vì vậy, Chi nhánh đã đặc biệt chú ý đến hoạt động tín dụng của mình, từ chính sách tín dụng đến tất cả các khâu trong quy trình tín dụng.
2.2.1.1. Chính sách tín dụng của ABBANK - chi nhánh Hà Nội
• Nguyên tắc cấp tín dụng:
Một là, việc cấp tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan, phù hợp với chiến luợc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thuơng mại cổ phần An Bình nói chung cũng nhu Chi nhánh nói riêng tại từng thời kỳ. Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng.
Hai là, việc cấp tín dụng phải phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng đơn vị đồng thời phải đảm bảo được mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của các chi nhánh.
Ba là, tín dụng được cấp cho khách hàng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hướng tới mọi khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, việc giao dịch với khách hàng được thực hiện theo mô hình một đầu mối giao dịch nhưng để cao trách nhiệm cá nhân, mục đích là nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và phải tự chịu trách nhiệm trước quyết định đó.
Chính sách cho vay đối với khách hàng trên cơ sở quy chế về đảm bảo tiền vay do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình ban hành và các chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình cũng như của chi nhánh Hà Nội.
• Điều kiện khách hàng cho vay:
Thứ nhất, đối tượng khách hàng vay vốn: áp dụng cho tất cả đối tượng vay vốn để đảm bảo tính bình đẳng.
Thứ hai, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, khách hàng vay vốn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ tư, thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP An Bình.
• về mức cho vay:
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh quyết định mức phán quyết tín dụng, cho vay tùy theo hạng của từng Chi nhánh, nếu vượt hạn mức trên, Chi nhánh sẽ phải trình cấp có thẩm quyền cao hơn để phê duyệt hạn mức.
Tại ABBANK - chi nhánh Hà Nội mức ủy quyền đối với 1 khách hàng là tổ chức: giới hạn tín dụng: 30 tỷ; cho vay 1 dự án đầu tư là 50 tỷ...; đối với hộ gia đình, cá nhân giới hạn tín dụng 10 tỷ; cho vay tiêu dùng TSBĐ (thế chấp sổ TK) là 15 tỷ; cho vay tiêu dùng khác là 4 tỷ.
• về thời hạn cho vay:
Thời hạn vay không quy định giới hạn tối đa và được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn ngân hàng; thời hạn cho phép hoạt động kinh doanh của khách hàng; khả năng trả nợ của khách hàng.
• về lãi suất cho vay:
Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Giám đốc chi nhánh được phân quyền giảm lãi suất cho vay nhưng không thấp hơn sàn lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP An Bình quy định.
Phương thức áp dụng lãi suất: áp dụng lãi suất thả nổi tần suất điều chỉnh 01 tháng/lần hoặc 03 tháng/lần.
Nguyên tắc áp dụng lãi suất: Lãi suất cho vay cơ sở do ABBANK công bố từng thời kỳ + biên độ.
• Bảo đảm tiền vay:
Chi nhánh tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm tối thiểu mức rủi ro cho khoản vay.
2.1.2.2. Thực trạng tín dụng tại ABBANK - chi nhánh Hà Nội
ABBANK - chi nhánh Hà Nội có trụ sở tại Số 101 đuờng Láng Hạ, phuờng Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội và các PGD trực thuộc chi nhánh thì đuợc đặt tại hầu hết các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong thời gian hoạt động tín dụng nói riêng của Chi nhánh đạt đuợc những kết quả cụ thể nhu sau:
a. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng:
Năm 2015, ABBANK tiếp tục theo các mục tiêu Chiến luợc năm 2014 - 2018 để củng cố và nâng cao vị thế, hoạt động an toàn hiệu quả và chuyển đổi hoạt động ngân hàng theo 20 sáng kiến chiến luợc đã đuợc Hội đồng quản trị của ABBANK phê duyệt nhằm đua ABBANK trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nuớc có dấu hiệu khởi sắc, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cùng chính sách tiền tệ linh hoạt và kịp thời của Ngân hàng nhà nuớc, hoạt động tín dụng năm 2015 của ABBANK chi nhánh Hà Nội theo đó đã đạt đuợc những kết quả tích cực. Tổng du nợ thị truờng năm 2015 đạt 7,668 tỷ đồng, hoàn thành 108% kế hoạch năm 2015 và đã chính thức vuợt xa cột mốc 5 tỷ đồng.
Song song với việc phát triển quy mô, hiệu quả hoạt động tín dụng của ABBANK chi nhánh Hà Nội cũng từng buớc đuợc nâng cao đáng kể trong năm 2016. Quy mô tổng tài sản, huy động khách hàng và cho vay đều tăng truởng khả quan, ổn định và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của ABBANK. Tính đến hết tháng 12/2016, tổng du nợ tín dụng đạt 8,233.5 tỷ đồng và hoàn thành 100% kế hoạch 2016 đã đề ra.
Sang đến năm 2017, tổng du nợ tín dụng tại ABBANK chi nhánh Hà Nội tiếp tục đà phát triển với quy mô tín dụng tăng 307.5 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 3.7% so với năm 2016
201 201 tiền
Tông dư nợ 7,66
8 8,233.5 1 8,54 5 565. 7T 307.5 3T
1. Phân loại theo loại tiền Biểu đồ 2.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng
của ABBANK - chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2015 - 2017)
b. Cơ cấu cho vay:
ABBANK - chi nhánh Hà Nội luôn cố gắng tạo lập một cơ cấu cho vay vừa đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động kinh doanh, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương cũng như chính sách kinh doanh của ABBANK tại từng thời điểm cụ thể.
Cơ cấu cho vay của ABBANK - chi nhánh Hà Nội được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như: theo loại tiền tệ, theo thời giạn cho vay, theo đối tượng khách hàng, theo tính chất đảm bảo tiền vay.
Theo bảng phân tích 2.5 có thể thấy hầu hết các loại dư nợ cho vay đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên cũng có một số loại dư nợ có sự sụt giảm mạnh như:
• Dư nợ ngoại tệ quy đổi: năm 2016 giảm 624 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm 15,9% so với năm 2015; năm 2017 giảm 1,167 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm 35,2% so với năm 2016.
Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay của ABBANK - chi nhánh Hà Nội
đôi 6 2 5
2. Phân loại theo
thời lạn cho vay
Dư nợ ngắn hạn 3,89 4 3 5,19 4,792.5 9 1,29 33.4 400.5- -7.7 Dư nợ trung, dài hạn 3,77 4 3,040.5 3,748.5 -733.5 -17.1 708 18.5
3. Phân loại theo
thời hạn cho vay
KH DN 4,40 6 8 4,63 9 5,11 232 5.3 481 10.4 KH cá nhân 3,26 2 3,595.5 3,42 2 333. 5 ĨÕT - 173.5 -4T
4. Phân loại theo hình thức đảm bảo khoản vay
Cho vay có TSBĐ 4,92 3 0 6,57 9 6,96 7 1,64 33.5 399 6.1 Cho vay không có TSBĐ 2,74 5 1,663.5 1,57 2 -1,081.5 -39.4 -91,5 -55^
5,5% so với năm 2016.
Hay sự tăng, giảm đột biến của một số loại dư nợ như:
• Dư nợ ngắn hạn: năm 2016 tăng 1,299 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 33,4% so với năm 2015; năm 2017 giảm 400.5 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm 7,7% so với năm 2016.
• Dư nợ đối với khách hàng cá nhân: năm 2016 tăng 333.5 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 10.2% so với năm 2015; năm 2017 giảm 173.5 tỷ đồng, với tỷ lệ giảm 4,8% so với năm 2016.
Mặt khác, để thấy rõ cấu trúc cho vay thì chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để phân tích là tỷ trọng các loại dư nợ cho vay.
Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ:
Qua biểu đồ 2.2 cho thấy cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ đang có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ vay nội tệ và giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ
Tỷ trọng dư nợ cho vay nội tệ năm 2015 là 48,7%, đến năm 2017 là 79,9%; ngược lại, tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi năm 2015 là 51,3%, đến năm 2017 giảm xuống còn 25,1%. Sở dĩ như vậy là do:
• Xét tương quan hai loại lãi suất cho vay thì lãi suất cho vay nội tệ giảm nhanh lãi suất cho vay ngoại tệ nên các thành phần, tổ chức kinh tế sẽ đi vay bằng đồng nội tệ.
• Thị trường ngoại hối không ổn định do tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động nên khách hàng đi vay bằng đồng nội tệ sẽ ít rủi do hơn.
• Nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng như trong dân cư địa bàn có xu hướng giảm.
Cơ cấu cho vay theo thời hạn cho vay:
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ABBANK - chi nhánh Hà Nội)
Cơ cấu cho vay theo thời hạn bao gồm: dư nợ trung dài hạn và dư nợ ngắn hạn. Trong đó dư nợ ngắn hạn có độ an toàn cao đối với tài khoản cho vay nhưng thu nhập lại thấp.
Tại Chi nhánh ABBANK - Chi nhánh Hà Nội dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn (khoảng 55%) so với dư nợ trung dài hạn. Cơ cấu này là phù hợp
với thực trạng kinh tế địa phương, khi mà trên địa bàn có tới 70% doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ.
Qua biểu đồ 2.3 cho thấy trong thời gian qua đã có sự biến động tăng giảm đột biến của dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn làm cho chênh lệch về tỷ trọng của hai loại dư nợ này càng tăng và thiên về dư nợ ngắn hạn. Điều này phản ánh thực trạng nền kinh tế đã có sự tăng trưởng nhưng các nhà đầu tư và người dân vẫn còn rất dè dặt trong các hoạt động đầu tư của mình.
Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng:
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng
Đơn vị tính: %
Năm 2017
■ KHDN ■KHCN
Trong thời gian qua (2015-2017) cơ cấu cho vay đối tuợng khách hàng của Chi nhánh tuơng đối ổn định. Trong đó cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn giữ tỷ trọng cao hơn so với cho vay khách hàng cá nhân. Cơ cấu cho vay này một mặt phản ánh chính sách cho vay của Chi nhánh tập trung chủ yếu và nhóm đối tuợng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mặt khác cho thấy thực trạng phát triển kinh tế mạnh mẽ của địa bàn địa phuơng hoạt động.
Qua biểu đồ 2.4 và kết hợp với bảng phân tích 2.5 có thể thấy năm 2017 là năm có sự tăng truởng về cả tỷ trọng lẫn quy mô cho vay khách hàng doanh nghiêp, cụ thể tỷ trọng tăng từ 57,5% đến 59,9%, khối luợng cho vay tăng 713 tỷ đồng với tốc độ tăng 16,18% so với năm 2015. Theo đó tỷ trọng cho vay khách hàng khách hàng cá nhân giảm và giảm cả khối luợng tín dụng. Sự thay đổi về cơ cấu trên là do:
• Năm 2017 khép lại với thắng lợi của nền kinh tế Việt Nam trên phuơng diện tăng truởng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 6,81%, cao hơn mục tiêu 6,7% và đây cũng là mức tăng truởng cao nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Năm 2017 cũng đánh dấu kỷ lục về số luợng doanh nghiệp thành lập mới. Cả nuớc có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 1296 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Đồng thời, trong năm 2017, môi truờng kinh doanh của Việt Nam cũng đuợc cải thiện đáng kể. Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137. Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi truờng kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ.
• Với chính sách Marketing năng động, không thụ động ngồi chờ khách hàng tìm đến với mình, ABBANK - Chi nhánh Hà Nội luôn chủ động tìm kiếm khách hàng mới, chủ động quan tâm, phát hiện các doanh nghiệp mới để có kế hoạch tiếp cận, thu hút khách hàng về Chi nhánh.
• Năm 2017, Chính phủ và các Bộ, Ngành tiếp tục ban hành thêm nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt năm 2017, tiếp tục Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 thì Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn năm 2017 - 2018 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ, đó là:
- Liên thông thủ tục đầu tư với thủ tục đất đai, xây dựng, đấu thầu; - Xem xét giảm mức chi phí đầu vào cho doanh nghiệp;
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng;
- Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ;
Vì vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn đã giảm bớt khó khăn đang dần ổn định và phát triển. Với khả năng thuận lợi như vậy, Chi nhánh cần có chính sách tín dụng hợp lý để thu hút hơn nữa nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.
Cơ cấu cho vay theo tính chất đảm bảo khoản vay:
Diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, mặt khác trong môi