Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549340 (Trang 96 - 99)

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là buớc cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay. Trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và các có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác các phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng

kiểm tra chính xác các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ của khách hàng.

Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau: trình độ của cán bộ thẩm định, nguồn thông tin, các công cụ sử dụng trong thẩm định. Nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi phải nâng cao và hoàn thiện 3 yếu tố trên.

Khi phân tích đánh giá một khách hàng cần phải đánh giá được chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng, xác định mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận thông qua xác định giới hạn tín dụng trong vòng 1 năm. Định kỳ 6 tháng, ngân hàng có thể đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng để quyết định xem có điều có điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với khách hàng hay không.

Việc thẩm định, phân tích cần phải nhìn nhận tổng hợp các yếu tố. Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng...) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng.

Trong phân tích định lượng, ứng dụng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, việc phân tích chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính

phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ... Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và hướng xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.

Trong thẩm định các dự án đầu tư, nhiều dự án lớn cần chú ý đến khả năng thu xếp vốn của dự án, khả năng triển khai quản lý của khách hàng, hiệu quả thực tế của dự án. Đối với những dự án lớn, mà ngân hàng không thể đánh giá được công nghệ, về giá trị thật sự của máy móc công nghệ.. .thì cần thuê tổ chức độc lập có uy tín để định giá, đánh giá công nghệ máy móc thiết bị cho khách quan. Thông tin về ngành nghề, sản phẩm dự án cũng hết sức cần thiết cho việc đánh đầu ra, hiệu quả dự án vì vậy nên mua thông tin, tư vấn về ngành nghề sản phẩm của tổ chức bên ngoài có uy tín nếu chưa am hiểu kỹ về dự án. Điều kiện giải ngân của dự án cũng cần phải được nghiên cứu kỹ càng đảm bảo cân đối, chuẩn bị vốn đối ứng của khách hàng.

Khi cấp tín dụng cũng cần chú ý đến tình trạng vay nợ hiện nay của khách hàng, khách hàng có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó việc cấp tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm .để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.

Tóm lại báo cáo phân tích tín dụng phải đưa ra được các kết luận như sau: - Dự án, phương án có hiệu quả, có thể triển khai trong thực tế hay không. - Mức độ rủi ro của phương án, dự án.

- Rủi ro đặc thù trong quan hệ tín dụng với khách hàng là gì, những nhân tố chủ yếu có thể gây ra rủi ro.

- Ngân hàng có khả năng kiểm soát được các rủi ro không và bằng cách nào? - Mức độ thiệt hại của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra.

- Nếu chấp nhận cung cấp tín dụng thì cần nêu rõ điều kiện kèm theo nếu có.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549340 (Trang 96 - 99)