Định hướng hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 90 - 112)

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2018 - 2020

BIDV Chi nhánh Thăng Long có trụ sở tại số 3 Đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội, cùng với mạng lưới 7 phòng giao dịch nằm tại các quận Cầu Giấy, Nam từ Liêm, Thanh Xuân,. ...Trên địa bàn, tập trung nhiều các cơ quan ban ngành như Kiểm toán Nhà Nước, Bộ Công An, Bộ Tài Nguyên Môi trường, Cục Hàng Hải, Tổng cục Hải quan., các Doanh nghiệp tốt hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại, xây lắp., các trường Đại học Cao đẳng lớn như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc Gia HCM,. Đây là địa bàn thuận lợi để Chi nhánh tập trung nguồn lực tìm kiếm, mở rộng nền khách hàng, gia tăng quy mô và hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Chi nhánh.

Trên cơ sở định hướng và nhiệm vụ do HSC giao, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám đốc chi nhánh, sự nỗ lực của các đơn vị cùng sự thống nhất, đoàn kết, quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức song hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long năm 2017 đạt được những kết quả tích cực, khả quan trên các mặt hoạt động. Với động lực tăng trưởng đó, BIDV Thăng Long đề ra mục tiêu hoạt động chung của giai đoạn năm 2018-2020 như sau:

- Cải thiện thứ hạng của chi nhánh so với các chi nhánh trên địa bàn và hệ thống, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của địa bàn và toàn hệ thống.

- Đảm bảo mức tăng trưởng Lợi nhuận trước thuế tối thiểu 30% trong năm 2018 và các năm tiếp theo tối thiểu 25%, đi đôi với nâng cao năng lực quản trị điều hành, cải thiện năng suất lao động, kiểm soát chất lượng, cơ cấu hoạt động.

- Chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập theo hướng: (i) Tăng tỷ trọng nguồn thu phi lãi, đặc biệt là thu dịch vụ ròng; (ii) Gia tăng tỷ trọng thu nhập từ phân khúc NHBL và phân khúc KHDNNVV; (iii) Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động (iv) Tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, lãi treo để bù đắp phần trích dự phòng rủi ro của chi nhánh.

Duy trì chất lượng tín dụng tốt, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng tăng dần đối tượng khách hàng có khả năng tài chính tốt có hiệu quả cao, giảm thiểu sự tập trung vào một số đối tượng khách hàng lớn, đẩy mạnh tăng trưởng đối với khách hàng bán lẻ, KHDNNVV, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2018 - 2020

BIDV Thăng Long sẵn sàng và mong muốn đầu tư đối với tất cả các khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt phạm vi doanh nghiệp, địa bàn hoạt động, cho tất cả các nhu cầu vốn trừ nhu cầu bị pháp luật cấm, nếu khoản vay có đủ điều kiện tín dụng quy định.

Thực hiện chủ trương, chiến lược của Chính phủ và HSC BIDV, căn cứ vào đặc điểm tình hình trên địa bàn kinh doanh của mình, BIDV Thăng Long cũng đưa ra quan điểm phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV như sau:

- Củng cố khách hàng truyền thống và chủ động tìm kiếm, tiếp cận với khách hàng, thu hút thêm khách hàng mới, có chính sách ưu đãi lãi suất với khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong quan hệ tín dụng.

- Tích cực phát triển hoạt cho vay với đối tượng là KHDNNVV có phương án kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo hợp pháp, đáp ứng quy định của BIDV để tạo nguồn dư nợ bền vững, an toàn cho chi nhánh và cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực kinh doanh với phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.

- Mở rộng thị phần tín dụng theo hướng đầu tư khép kín gồm: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, gắn nghiệp vụ tín dụng với thanh toán kể cả thanh toán quốc tế; chuyển đổi tín dụng sản xuất với tín dụng lưu thông và tín dụng tiêu dùng trong mỗi khách hàng.

- Phát triển hoạt động cho vay phải đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Việc tích cực cho vay không có nghĩa là cho vay tràn lan mà nằm trong khả năng kiểm soát, quản lý của chi nhánh. Tích cực tìm kiếm những phương án kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi để đầu tư khi thoả mãn các điều kiện quy định.

Mở rộng tín dụng đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của khách hàng, đồng thời phải đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng và tuân thủ đúng pháp luật, quy định, quy chế tín dụng.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

3.2.1. Áp dụng linh hoạt các gói sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng doanh nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng

Hiện nay, mong muốn của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng là được sử dụng các sản phẩm trọn gói, đa tiện ích giúp cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách hiệu quả, tiện lợi, nhanh chóng. Nắm bắt được nhu cầu đó, ngân hàng ngày càng đa dạng các sản phẩm tín dụng, các ngân hàng sẵn sàng cung ứng các sản phẩm mới ra thị trường.

Thứ nhất, ngân hàng tăng cường bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm tín dụng-dịch vụ trọn gói bao gồm cung ứng tín dụng và dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế... sẽ khai thác toàn diện các tiềm năng hợp tác với DNNVV.

DNNVV khi sử dụng trọn gói sản phẩm dịch vụ sẽ giảm được chi phí của dịch vụ thông qua việc kết hợp các loại hình cụ thể cho các DNNVV thành một giải pháp hay dịch vụ “trọn gói”. Chi phí cho cả “gói” dịch vụ: dịch vụ do vậy sẽ thấp hơn tổng chi phí của từng dịch vụ cộng lại và cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNVV trong việc tiếp cận và sử dụng vốn. Việc giảm chi phí được xây dựng dựa trên sự hiểu biết của ngân hàng về đặc thù hoạt động, quản trị tài chính - kế toán của DNNVV và các kỹ năng cụ thể khi phục vụ các DNNVV này.

Gói dịch vụ thường được thiết kế để phục vụ một nhiệm vụ nhất định của DNNVV, ví dụ như hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán các hợp đồng, các gói dịch vụ dành cho DNNVV trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực kinh doanh xe ô tô, kinh doanh thép, xây lắp, lĩnh vực chăn nuôi.... hay gói dịch vụ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up). Do đó, ngân hàng sẽ lựa chọn và thiết kế gói dịch vụ có thể tiết kiệm được nguồn lực mà vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát rủi ro và các quy trình của ngân hàng.

Ví dụ: Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính là nhập khẩu thép từ nước ngoài và bán trong nước, khách hàng này cần sử dụng nhiều nhất là vay vốn lưu động và thanh toán quốc tế theo các hình thư như L/C, nhờ thu, T/T. Khách hàng thường chú ý đến lãi suất vay vốn hơn là mức phí thanh toán quốc tế. Do đó, ngân hàng có thể nghiên cứu mức lãi suất và

phí một cách hợp lý, giảm lãi suất cho vay và nâng mức phí giao dịch sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng tuy nhiên vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng, làm hài lòng cả hai bên.

Bên cạnh đó, các gói sản phẩm nhất định cũng sẽ giúp các cán bộ quản lý khách hàng đạt được đa dạng các chỉ tiêu kinh doanh được giao cùng lúc như chỉ tiêu tín dụng, chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu phí dịch vụ, phí bảo hiểm,... giúp các cán bộ quản lý khách hàng chủ động hơn trong việc hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Thứ hai, thiết kế các sản phẩm tài trợ theo chuỗi liên kết để tận dụng thế mạnh của BIDV trong quan hệ hợp tác với Tập đoàn/Tổng công ty, lấy khách hàng doanh nghiệp lớn làm trung tâm nhằm khép kín nhu cầu doanh nghiệp tham gia chuỗi để tăng hiệu quả và giảm rủi ro.

Thứ ba, xây dựng sản phẩm theo ngành trên xu hướng thiết kế sản phẩm quy định chính sách cho vay, TSBĐ phù hợp với đặc thù vùng miền, ngành nghề của KH, trên cơ sở cân bằng lợi ích và kiểm soát rủi ro. Lựa chọn một số ngành nghề lĩnh vực có hiệu quả xây dựng chính sách cho vay hấp dẫn như: Dược phẩm; Thực phẩm đồ uống, Dệt may; Ô tô xe máy; Dịch vụ pháp lý; dịch vụ giáo dục; Dịch vụ khám chữa bệnh (hoạt động của các bệnh viện, hoạt động phòng khám đa khoa, chuyên khoa).

Các giải pháp (gói sản phẩm, dịch vụ) chuyên dùng cho DNNVV với chi phí cạnh tranh, thủ tục nhanh chóng, linh hoạt phù hợp với nhu cầu vay vốn của DNNVV sẽ tạo điều kiện cho các DNNVV tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giúp BIDV quản lý rủi ro tốt hơn cũng như tiến hành các hoạt động hỗ trợ cho DNNVV một cách kịp thời, giúp mở rộng nền khách hàng và phát triển cho vay với DNNVV.

Về gói tín dụng ưu đãi lãi suất, hiện nay BIDV đang triển khai gói tín dụng ngắn hạn 40.000 tỷ đồng tri ân KHDNNVV là khách hàng VIP và phát

triển quan hệ với KHDNNVV là khách hàng mới có tiềm năng phát triển, ban hành theo văn bản số 2555/BIDV-KHDNNVV ngày 10/08/2018 và các phụ lục kèm theo, với quy mô gói tín dụng lên tới 40.000 tỷ đồng, thời hạn triển khai đến hết 31/12/2018. Gói lãi suất này áp dụng cho các khoản vay VNĐ, kỳ hạn ≤ 6 tháng, với lãi suất mua vốn chỉ từ 2.37% - 3.95%/năm (kỳ hạn 6 tháng). Với gói tín dụng này, Chi nhánh có thể hạ lãi suất cho vay hiện tại đang áp dụng là 8%/năm - kỳ hạn 6 tháng xuống còn 7%/năm - kỳ hạn 6 tháng để thu hút các khách hàng tăng cường giải ngân, từ đó tăng quy mô dư nợ của nhóm KHDNNVV, tăng khả năng sinh lời nói chung (đạt NIM 3% mỗi món vay).

3.2.2. Phát triển khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có hoạt động kinhdoanh tốt doanh tốt

Tính đến nay, BIDV là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về quy mô hoạt động đối với phân khúc KHDNNVV. BIDV phục vụ khoảng 236.000 KHDNNVV, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại BIDV và xấp xỉ 39% KHDNNVV trong cả nước. Riêng trong năm 2017, dư nợ BIDV cho vay KHDNNVV tăng trưởng 31% so với 2016, đạt 220.561 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng dư nợ tín dụng của BIDV và khoảng 17% tổng dư nợ KHDNNVV trong nền kinh tế.

Thực hiện chỉ đạo của HSC BIDV, BIDV Thăng Long cần tập trung, chủ động tìm kiếm, phát triển các KHDNNVV có hoạt động kinh doanh tốt, uy tín, sử dụng đa dạng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đó tín dụng là sản phẩm trung tâm. Chi nhánh có thể tìm kiếm các khách hàng mới dựa trên nền tảng các khách hàng hiện hữu của chi nhánh thông qua sự kết nối, chia sẻ cơ hội hợp tác, đúng với khẩu hiệu của BIDV: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. Các doanh nghiệp này thường đã được chính các doanh nghiệp khách hàng đánh giá tình hình hoạt động, uy tín trong quan hệ kinh

doanh qua nhiều năm giao dịch, đây là nguồn khách hàng hết sức tiềm năng cho chi nhánh khai thác, tận dụng để phát triển.

Thực tế, sau quá trình tăng trưởng của các khách hàng doanh nghiệp cũ, sẽ đến lúc các doanh nghiệp này ổn định mức vay vốn và thường không có nhu cầu gia tăng tín dụng nữa. Điều đó làm dư nợ của Chi nhánh bị chững lại nếu không có nguồn khách hàng mới bổ sung. Vị trí trụ sở của Chi nhánh trong địa bàn quận Nam Từ Liêm là một vị trí thuận lợi bởi khu vực này hình thành rất nhiều DNNVV mới do có nhiều tòa nhà văn phòng, chi phí thuê mặt bằng rẻ hơn so với trung tâm thành phố. Đây là một điểm thuận lợi cho chi nhánh tăng cường việc tìm kiếm, quảng bá sản phẩm dịch vụ tới các doanh nghiệp trong địa bàn.

Tiềm năng phát triển tín dụng còn khá lớn, do đó cần Chi nhánh cần đề ra nhiều hoạt động khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ quản lý khách hàng nỗ lực tìm kiếm, thiết lập thành công quan hệ tín dụng với các DNNVV

Đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, quan hệ với ít TCTD trên địa bàn. Khả năng sinh lời do các doanh nghiệp nhỏ mang lại NIM tín dụng cao hơn các doanh nghiệp vừa. Do đó, các cán bộ quản lý khách hàng có thể xem xét, tập trung tìm kiếm, tiếp cận nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ. Thời gian tiếp cận và phục vụ các khách hàng này có thể nhanh hơn so với các doanh nghiệp quy mô vừa, đồng thời khả năng sinh lời từ các doanh nghiệp này cao hơn doanh nghiệp vừa do khả năng đàm phán lãi suất là thấp. Các cán bộ quản lý khách hàng có thể phát triển từ 4-6 khách hàng phân khúc nhỏ mỗi năm thay vì quá tập trung tìm kiếm, phát triển doanh nghiệp vừa.

3.2.3. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm tra sau cho vay, kiểmtra, kiểm soát nội bộ tra, kiểm soát nội bộ

Nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản vay, nâng cao chất lượng tín dụng, cán bộ tín dụng phải trực tiếp kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an

toàn và hiệu quả. Để thực hiện được điều này Chi nhánh cần thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất: Liên tục cập nhật thông tin về khoản vay như: kỳ hạn, mục đích vay vốn và tiến độ thực hiện phương án.

Thứ hai: Kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giải ngân nhằm đảm bảo phương án được thực hiện đúng mục đích.

Thứ ba: Thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất. Theo dõi chặt chẽ kết quả thực hiện phương án vay vốn và cùng với khách hàng tháo dỡ những khó khăn để đảm bảo phương án vay vốn được thực hiện an toàn và hiệu quả

Thứ tư: Thường xuyên theo dõi và đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo. Nếu tài sản đảm bảo bị giảm giá thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi cần thiết.

Thứ năm: Thường xuyên nhắc nhở khách hàng thực hiện đúng những quy định trong hợp đồng vay vốn và thực hiện việc thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.

3.2.4. Thực hiện tốt biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Nâng cao chất lượng tín dụng là biện pháp tốt đế hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ. Trong những năm qua, BIDV Thăng Long đã quan tâm và thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro. Trong thời gian tới đế phát huy hiệu quả của công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Chuẩn hóa về cơ chế, chỉnh sách, quy trình thủ tục cho vay

Chính sách khách hàng dựa trên các mục tiêu chiến lược phải nhất quán, rõ ràng, thế hiện trong quan điểm đầu tư, chính sách lãi suất, phí, phân cấp, phân quyền bảo đảm tài sản, xử lý rủi ro với từng phân khúc thị trường:

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 90 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w