Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015 - 2017
Dưới đây là tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong thời gian từ năm 2015 - 2017 qua các mặt hoạt động:
2.1.3.1. Hoạt động Huy động vốn của BIDV Thăng Long
BIDV là ngân hàng có thế mạnh về huy động vốn dân cư và tổ chức do có truyền thống hoạt động uy tín, quy mô trải khắp các tỉnh, thành phố của Việt Nam. BIDV Thăng Long cũng tận dụng được lợi thế cạnh tranh trong địa bàn để phát triển hoạt động huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao cho chi nhánh.
□ Năm 2015 □ Năm 2016 □ Năm 2017
Hình 2.2: Huy động vốn cuối kỳ tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017
(Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: BCKQHĐKD BIDV Thăng Long 2015-2017)
Qua kết quả huy động vốn cuối kỳ của BIDV Thăng Long giai đoạn 2015 - 2017 có thể thấy công tác huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt. Trong vòng 3 năm, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trưởng 57%, tương ứng với số tăng trưởng tuyệt đối là 5.335 tỷ đồng, đưa nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ 9.408 tỷ đồng năm 2015 lên 14.743 tỷ đồng năm 2017. Qui mô vốn huy động tăng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như đóng góp lớn vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, đồng thời là tiền đề để chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Phân loại theo đối tượng khách hàng, có thể thấy HĐV từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh (50-52%) và liên tục tăng trưởng về quy mô qua các năm. Cụ thể, năm 2015 số dư HĐV dân cư đạt 4.881 tỷ đồng, năm 2016 tăng 32% tương ứng số tuyệt đối 1.560 tỷ
Dư nợ bình quânđồng, đạt 6.441 tỷ đồng, năm 2017 tiếp tục tăng 959 tỷ đồng, đạt 7.400 tỷđồng. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là HĐV từ các tổ chức kinh tế (chiếm 41-3,071 5,345 5,847 43% tổng vốn huy động) và cũng tăng trưởng mạnh các năm vừa qua do BIDV Thăng Long có lợi thế về mối quan hệ với các tổ chức kinh tế lớn như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tập đoàn Điện lực, Nhà máy in tiền quốc gia ...Tính đến 31/12/2017, HĐV từ tổ chức cuối kỳ đạt 6.412 tỷ đồng, tăng trưởng 66% (tương ứng 2.543 tỷ đồng) so với năm 2015.
Nguồn HĐV từ ĐCTC chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động (6%-9%) và không ổn định. Nguồn tiền gửi của ĐCTC năm 2015 đạt 658 tỷ đồng, tăng nhẹ 457 tỷ đồng năm 2016 và giảm 184 tỷ đồng năm 2017, cuối năm 2017 đạt 931 tỷ đồng.
Có thể thấy, trong giai đoạn 2015-2017, cơ cấu huy động vốn của BIDV Thăng Long đang dịch chuyển dần từ nguồn dân cư và ĐCTC sang đối tượng là TCKT tập trung ở các tập đoàn, công ty lớn. Việc phụ thuộc nguồn vốn vào một nhóm các khách hàng lớn, không bền vững có thể gây rủi ro thanh khoản cho Chi nhánh, khi nguồn tiền gửi này sụt giảm thì khó có thể bù đắp trong thời gian ngắn. Trong thời gian tới BIDV Thăng Long tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT, đặc biệt là các KHDN vừa và nhỏ, phù hợp với xu hướng và chỉ đạo của Hội sở chính là từng bước đưa BIDV thành một ngân hàng Bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam, đồng thời qua đó giảm rủi ro cho Ngân hàng khi giảm sự phụ thuộc vào một nhóm các tập đoàn lớn.
Cùng với sự tăng trưởng về quy mô, TNR từ hoạt động huy động vốn của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể. Năm 2016, TNR từ huy động vốn đạt 214.4 tỷ, chiếm 55% tổng thu ròng, tăng trưởng 47% (~68 tỷ đồng) so với 2015. Năm 2017, TNR từ huy động vốn đạt 240 tỷ, chiếm 53% tổng thu ròng, tăng trưởng 12% (-25.2 tỷ đồng) so với năm 2016. Có thể thấy, huy động vốn
là hoạt động mang lại TNR chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TNR của Chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập ròng từ huy động vốn trên tổng thu ròng đang có xu hướng giảm dần do Chi nhánh định hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập, tăng trưởng mạnh nguồn thu từ dịch vụ.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng của BIDV Thăng Long
Bảng 2.1: Số liệu dư nợ tại BIDV Thăng Long 2015 - 2017
Thu kinh doanh ngoại tệ & phái sinh 4.8 7.9 13.3
Thu phí bảo hiểm 2.5 3.1 2.8
______________Tổng______________ 57.5 74.4 89.5
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính)
Qua bảng số liệu dư nợ của BIDV Thăng Long giai đoạn 2015 - 2017, ta có thể thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng về mặt quy mô, đồng thời chất lượng các khoản nợ cũng được cải thiện. Tình hình dư nợ qua các năm của BIDV Hà Thành cũng khá tốt. Dư nợ của Chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng qua các năm, từ mức dư nợ 4.418 tỷ đồng năm 2015 lên tới 6.222 tỷ đồng năm 2017, tương ứng với mức tăng 1.804 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 41%. Trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, từ năm 2013 đến 2015, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung, dài hạn. Riêng đến năm 2016, với việc một số khoản vay ngắn hạn lớn đáo hạn và Chi nhánh thực hiện đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của một số tập đoàn, tổng công ty lớn, có uy tín khiến cho cơ cấu dư nợ trung, dài hạn vượt hơn so với dư nợ ngắn hạn. Điều này là do năm 2015 - 2017, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khó khăn, theo chỉ đạo của Chính phủ, doanh nghiệp được các TCTD hỗ trợ thông qua các gói cho vay hỗ trợ, lãi suất ưu đãi và các biện pháp ứng cứu
kịp thời. Theo đó, dư nợ tín dụng của BIDV Thăng Long đã được cải thiện một cách đáng kể.
Song song với việc phát triển tín dụng, công tác quản trị chất lượng tín dụng của chi nhánh cũng được thực hiện rất triệt để thông qua việc Ban giám đốc đã chỉ đạo quyết liệt công tác thu hồi nợ, kiểm soát chặt hoạt động tín dụng, thực hiện sàng lọc nền khách hàng, tiến tới giảm dần dư nợ với những khách hàng có tình hình tài chính không tốt, tiếp tục duy trì mở rộng quan hệ với khách hàng có uy tín năng lực cao, qua đó giúp dư nợ xấu và nợ nhóm 2 của Chi nhánh liên tục giảm qua các năm. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,214% tổng dư nợ thì đến năm 2017, dư nợ nhóm 2 chỉ còn ở mức 0,02% tổng dư nợ và dư nợ xấu ở mức 0,11% tổng dư nợ của Chi nhánh. BIDV Thăng Long luôn tích cực, chủ động, bám sát các đơn vị có nợ quá hạn, nợ xấu để đốn đốc khách hàng trả nợ, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi nợ xấu, gia tăng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Có thể thấy, nhờ sự cương quyết trong việc quản lý chất lượng tín dụng tại BIDV Thăng Long mà dư nợ khách hàng tốt tăng trưởng nhanh chóng trong khi nợ xấu được kiểm soát tốt, không để phát sinh thêm nợ xấu tại chi nhánh.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ của BIDV Thăng Long
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động khác tại BIDV Thăng Long 2015 - 2017
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
1 Chênh lệch thu chi 213 289 341
2 Lợi nhuận trước thuế 160 207 286
Trong thời gian qua, thực hiện mục tiêu của BIDV là xây dựng một ngân hàng hiện đại, năng động, đa dịch vụ, BIDV Thăng Long đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt ra các bộ quy tắc ứng xử, bộ tiêu chuẩn về phong cách và không gian giao dịch, qua đó ngày càng cải thiện hơn về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Do đó, thu nhập từ các mặt dịch vụ khác của Chi nhánh cũng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, chỉ trong vòng 03 năm từ 2015 - 2017, tổng thu các mặt hoạt động dịch vụ của BIDV Thăng Long đã tăng trưởng tới 56% từ 57,5 tỷ đồng năm 2015 lên 89,5 tỷ đồng năm 2017. Trong đó, thu dịch vụ ròng tăng trưởng 46%, thu kinh doanh ngoại tệ & phái sinh tăng trưởng 177%, thu phí bảo hiểm tăng trưởng 12%... Điều này cũng phù hợp với định hướng hoạt động của BIDV theo hướng tăng trưởng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu hoạt động của Ngân hàng.
2.1.3.4. Hiệu quả kinh doanh của BIDV Thăng Long
Năm 2015 - 2017 là giai đoạn khó khăn với hệ thống ngân hàng nói chung cũng như BIDV nói riêng, bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng phải tái cơ cấu, sáp nhập phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Cùng với đó là sự sự cạnh tranh diễn ra ngày các khốc liệt giữa các Ngân hàng. BIDV Thăng Long đứng trước thách thức vô cùng lớn khi vừa được thoát ra khỏi nhóm các Chi nhánh tái cơ cấu của hệ thống từ 1/1/2015. Trong khoảng thời gian 3 năm, Chi nhánh đã hết sức nỗ lực cải thiện mọi mặt hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm: Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, thanh toán trong nước và quốc tế... và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu qui mô 6 HĐV cuối kỳ 9,409 12,515 14,743 7 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 4,418 5,892 6,222 Chỉ tiêu chất lượng 8 Tỷ lệ nợ xấu 1.83% 1.15% 0.38% 9 Tỷ lệ nợ nhóm 2 0.80% 0.22% 0.2%
quả trên tất cả các mặt hoạt động, lợi nhuận trước thuế hoàn thành vượt kế hoạch HSC giao trong điều kiện hoạt động kinh doanh đối mặt với nhiều thách thức. Chênh lệch thu chi 2016 đạt 289 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với năm 2015. Năm 2017 chênh lệch thu chi đạt 341 tỷ đồng, tăng trưởng 18% (tăng 52 tỷ đồng) so với 2016, tăng trưởng 27% giai đoạn 2015-2017. Sau khi đã trả hết nợ quỹ DPRR với HSC (16 tỷ đồng), đồng thời trích đủ DPRR số tiền 38.4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 286 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với năm 2016. Mức tăng trưởng lợi nhuận tốt cho thấy chi nhánh đang kinh doanh có hiệu quả. Tăng trưởng lợi nhuận là cơ sở để chi nhánh tạo
1 Dư nợ cuối kỳuy tín, thương hiệu và sức mạnh trên thị trường, từ đó có thể tiếp tục mở rộng thị phần.Bên cạnh đó, tỷ lên nợ xấu, nợ nhóm 2 cũng được chi nhánh duy trì về mức 0.11% và 0.02% - đây là tỷ lệ tương đối thấp so với toàn hệ thống. Khi đó, mức trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh giảm, lợi nhuận của chi nhánh tăng lên. Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng trong công tác nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng an toàn và hiệu quả.