Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV ngày càng tăng.
Trong thời gian vừa qua, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch kết hợp với sự mở rộng về chính sách khách hàng, đặc biệt hướng tới các DNNVV đã đem đến cho BIDV Thăng Long thêm nhiều khách hàng mới là DNNVV. Dư nợ tín dụng của các DNNVV qua các năm đều tăng trưởng rất mạnh, từ 650 tỷ đồng năm 2015 lên 1.730 tỷ đồng vào năm 2017 với tốc độ tăng trưởng trên 80%/năm, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn chi nhánh và các loại hình tín dụng khác.
Số lượng DNNVV không ngừng được tăng lên qua các năm, tại thời điểm năm 2012 số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng là 36 doanh nghiệp thì đến nay, chi nhánh đã có khoảng 500 doanh nghiệp. Công tác tín dụng ngày càng mở rộng tới các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh doanh.
Thứ hai, khả năng sinh lời được cải thiện.
Khả năng sinh lời của BIDV Thăng Long được cải thiện qua các năm. Đây là một tín hiệu tích cho thấy, việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đang mang lại hiệu quả cao hơn so với mặc bằng chung của nhánh, góp phần cải thiện khả năng sinh lời của KHDN nói chung và KHDNNVV nói riêng. Từ việc rà soát lại chính sách lãi suất áp dụng đối với các doanh nghiệp theo quy mô, chi nhánh đã kịp thời điều chỉnh quy mô các khách hàng trên hệ thống và tận dụng được các ưu đãi của BIDV HSC.
Thứ ba, công tác phát triển khách hàng mới bước đầu cho kết quả khả quan, các doanh nghiệp mới đều có hoạt động kinh doanh lành mạnh, uy tín.
Công tác phát triển khách hàng mới trong những năm gần đây đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng quy mô, khả năng sinh lời và chất lượng tín dụng của BIDV Thăng Long. Các khách hàng mới đang từng bước sử dụng đa dạng hơn các sản phẩm dịch vụ của BIDV, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho chi nhánh. Chi nhánh đang từng bước gia tăng thị phần dư nợ của các khách hàng mới trong tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng, dần khẳng định ưu thế, khả năng cạnh tranh của mình so với các NHTM khác.
Thứ tư, chất lượng tín dụng của chi nhánh được cải thiện nhờ phát triển cho vay đối với DNNVV.
Việc tăng trưởng dư nợ của KHDNNVV trong những năm gần đây của chi nhánh nhìn chung đã an toàn hơn so với các năm trước. Đồng thời chi nhánh cũng đã cố gắng xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu khiến tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ giảm dần qua các năm. Đạt được kết quả này là do chi nhánh đã áp dụng các biện pháp kiểm soát, các điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn khi cấp tín dụng đối với các DNNVV, giúp các DNNVV ý thức hơn về trách nhiệm sử dụng vốn vay ngân hàng, trách
nhiệm hoàn trả nợ vay đúng hạn và sử dụng vốn vay một cách an toàn, hiệu quả nhất.
Tóm lại, những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua của Chi nhánh được trình bày ở trên đã thể hiện tính hiệu quả của hoạt động cho vay DNNVV. Tuy nhiên, với các kết quả đạt được đó vẫn là chưa đủ, các nhà quản trị cần chỉ ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân đối với các hạn chế đó để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV.