• Phân loại nợ đối với KHDNNVV
Bảng 2.10: Phân loại nợ đối với DNNVV
Trích dự phòng chung 2 7,05 5 46% 84% Trích dự phòng cụ thể 8, 8 ______7,5 4.8 -15% -36% Tổng trích dự phòng rủi ro 13,6 2 14,5 5 17,7 5 7% 22%
Tổng dư nợ đối với
KHDNNVV ____________ 0 65 4 945, 0 1.73 45% 83%
Tỷ lệ dự phòng rủi ro đối với
KHDNNVV _________________ %2,10 %1,54 %1,03 -27% -33%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng từ năm 2015-2017 của BIDV Thăng Long)
Mục tiêu chất lượng tín dụng của chi nhánh qua các năm là phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu của KHDNNVV đảm bảo dưới 1% tổng dư nợ. Đối với các KHDNNVV, do ngay từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng và áp dụng chính sách tín dụng, chi nhánh đã có những biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp nên đối với nhóm khách hàng này ít xảy ra nợ xấu tồn
đọng không xử lý được. Đối với KHDNNVV, trong quá trình cấp tín dụng, chi nhánh thường xuyên đánh giá các điều kiện trước, trong và sau giải ngân, đảm bảo tuân thủ quy định về việc kiểm tra sau cho vay, đồng thời lựa chọn các TSBĐ tốt, có tính thanh khoản cao để bảo đảm cho khoản vay của khách hàng. Điều này giúp chi nhánh hạn chế được rủi ro đến từ việc cho vay, nâng cao hiệu quả cho vay và chất lượng tín dụng đối với KHDNNVV của chi nhánh đã được cải thiện khá tốt. Năm 2015, nợ quá hạn cuối kỳ của chi nhánh là 17,1 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 11,9 tỷ đồng, chiếm 1,83% tổng dư nợ thì đến năm 2017, nợ quá hạn cuối kỳ chỉ còn 10 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 6,6 tỷ đồng, chiếm 0,38% tổng dư nợ. Có thể thấy, chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc phát triển tín dụng KHDNNVV đồng thời cũng kiểm soát chất lượng tín dụng và tìm cách thu hồi các khoản nợ quá hạn, không để xảy ra nợ quá hạn thường xuyên. Dù vậy, công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn phải luôn được tập trung thực hiện.
• Trích lập dự phòng rủi ro đối với KHDNNVV Bảng 2.11: Trích lập dự phòng rủi ro đối với DNNVV
giai đoạn 2015 -2017
Với việc kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ của BIDV Thăng Long, công tác trích lập dự phòng của chi nhánh cũng có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2015 đến năm 2017, chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, từ đó giảm thiểu tỷ lệ trích dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ của nhóm KHDNNVV. Quy mô tín dụng ngày càng tăng, tổng quỹ dự phòng rủi ro cũng gia tăng từ 13,62 tỷ đồng năm 2015 lên 17,75 tỷ đồng năm 2017, tuy nhiên nếu xét đến tỷ lệ trích dự phòng rủi ro của chi nhánh đã giảm từ 2,10% năm 2015 xuống còn 1,03% năm 2017. Nợ quá hạn, nợ xấu giảm dẫn đến trích dự phòng cụ thể giảm qua các năm, việc trích dự phòng rủi ro phần lớn là từ dự phòng chung, đây là thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng trở nên an toàn, bền vững hơn.