Vai trò của việc cho vay DNNVV đối với NHTM

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 26 - 28)

Nguồn thu nhập của các NHTM hiện nay bao gồm: thu nhập từ cho vay, thu nhập từ huy động vốn, thu nhập từ cung cấp dịch vụ và các thu nhập từ hoạt động khác. Trong đó, thu nhập từ hoạt động cho vay là một trong các

nguồn thu nhập chính, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Với số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn, đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì việc cho vay đối với DNNVV của các NHTM có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể kể ra một số vai trò của việc cho vay DNNVV đối với NHTM như:

- Phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều khách hàng DNNVV.

Với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, nhu cầu vay vốn của họ phần lớn chỉ từ vài trăm triệu đồng cho đến vài chục tỷ đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn, tập đoàn thường có nhu cầu vay vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng, bên cạnh đó tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Rõ ràng, với cùng mức cho vay hàng nghìn tỷ, ngân hàng có thể cho hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, với tỷ lệ tài sản bảo đảm cao hơn, từ đó phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều khách hàng hơn, mang lại sự an toàn vốn cho ngân hàng. Đối với ngân hàng, các DNNVV sẽ dễ dàng nắm bắt, kiểm soát hoạt động kinh doanh của họ hơn, từ đó có các biện pháp phù hợp để quản lý vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có khả năng hoàn trả ngân hàng. Dù có xảy ra rủi ro tín dụng, nợ xấu đối với một số doanh nghiệp thì cũng sẽ đỡ tổn thất hơn nhiều cho ngân hàng so với việc một khách hàng lớn xảy ra rủi ro, không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ mất lượng lớn vốn vay, từ đó dễ dẫn đến các ảnh hưởng xấu trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ NHTM đó.

- Điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của các DNNVV.

Với mỗi chính sách tín dụng trong từng thời kỳ, các NHTM sẽ có các chính sách để khuyến khích phát triển các ngành nghề đang có thế mạnh, có tiềm năng phát triển, đang được ưu tiên hoặc có các chính sách hỗ trợ từ

Chính phủ. Ngược lại, các NHTM cũng sẽ có các chính sách tín dụng phù hợp để kiểm soát, hạn chế các ngành nghề đang có dấu hiệu tăng trưởng nóng, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 26 - 28)