Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNNVV

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 36 - 43)

Để đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNNVV, ta tập trung đánh giá hai tiêu chí lớn là khả năng sinh lời của việc cho vay và mức độ an toàn của việc cho vay.

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về dư nợ cho vay đối với DNNVV

Dư nợ cho vay phản ánh quy mô tín dụng của các ngân hàng và là một trong các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá ngân hàng lớn hay nhỏ, thị phần cho vay của ngân hàng đó trong nền kinh tế. Các chỉ tiêu về dư nợ để đánh giá về việc cho vay đối với DNNVV như:

- Dư nợ DNNVV cuối kỳ, dư nợ bình quân của DNNVV

+ Dư nợ cuối kỳ của DNNVV là chỉ tiêu phản ánh quy mô dư nợ tại các thời điểm cuối kỳ báo cáo quan trọng của ngân hàng như cuối quý, bán niên, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng dư nợ của tất cả các KHDN có quy mô nhỏ và vừa tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn phần nào giúp ta hình dung được số lượng khách hàng DNNVV vay vốn tại ngân hàng là khá nhiều và đa dạng. Chỉ tiêu này góp phần xác định nên giới hạn tín dụng của ngân hàng nói chung, của chi nhánh nói riêng trong năm tài chính, từ đó các ngân hàng có thể chủ động kiểm soát mức dư nợ của mình để tuân thủ giới hạn tín dụng do Ngân hàng Nhà nước đề ra.

+ Dư nợ bình quân của DNNVV là chỉ tiêu phản ánh dư nợ bình quân trong năm của nhóm khách hàng DNNVV. Chỉ tiêu này thể hiện mức dư nợ trung bình, ổn định đối với nhóm khách hàng DNNVV của ngân hàng. Để

nâng cao hiệu quả cho vay, ngân hàng cần nâng cao mức dư nợ bình quân thay vì chỉ tập trung tăng trưởng dư nợ vào cuối các kỳ báo cáo.

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV

Tốc độ tăng trưởng / Dư nợ cuối kỳ DNNW năm sau ∖

. ZZ = -— /'ΛZ' ---Z -Ix 100% dư nợ DNNVV ■ 3;- :ʌ- kỳ NNN ■■■- iVm t:ɪ` ••

Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay đối với DNNVV qua các thời kỳ. Chỉ tiêu này cao thể hiện rằng ngân hàng đang rất tập trung trong việc phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng DNNVV, bằng việc tăng quy mô cho vay các khách hàng cũ, phá triển thêm khách hàng vay mới, từ đó mang lại thu nhập từ cho vay ngày càng tăng trưởng, củng cố nền dư nợ của ngân hàng.

- Tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ KHDN, trong tổng dư nợ của ngân hàng

Tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ KHDN là chỉ tiêu phản ánh rõ nét về việc ngân hàng đang tập trung dư nợ vào nhóm doanh nghiệp nào. Nếu tỷ lệ này có sự tăng trưởng qua các năm hoặc lớn hơn 50% chứng tỏ, ngân hàng đang có xu hướng tập trung cho vay nhóm đối tượng DNNVV hơn, phần nào thể hiện được quan điểm tín dụng rằng ngân hàng đó đang có xu hướng mở rộng cho vay trong phân khúc DNNVV để đa dạng hóa khách hàng, giảm dần rủi ro tín dụng tới từ việc tập trung cho vay vào nhóm các khách hàng lớn. Dựa vào tỷ trọng này, ban lãnh đạo ngân hàng có thể quyết định phương hướng hoạt động cho tổ chức, các bộ phận quản lý khách hàng sẽ tập trung tìm kiếm, phát triển tín dụng đối với nhóm khách hàng nào.

Tỷ trọng dư nợ DNNVV ɔ ɪʌ' ʌʃvvŋ- .

Ị ZlZ _ = ʒ—“---χ 100% trong tổng dư nợ KHDN - '-ʃ-i ɪʌ' XZ--N

Tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ là một chỉ tiêu bổ sung, giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát hơn về mức dư nợ đối với nhóm khách

hàng DNNVV trong tổng thể dư nợ của toàn ngân hàng và so sánh được với tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân hay tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn.

Tỷ trọng dư nợ DNNVV D C HC ZC-DNNV1- 7 = ʒ—;— ---Z---XN— x

trong tổng dư nợ - ẽX éc HC H ± ɪz

1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của việc cho vay DNNVV

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời là các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh hiệu quả cho vay đối với nhóm khách hàng DNNVV. Việc cho vay có hiệu quả là phải mang lại khả năng sinh lời mà ngân hàng hài lòng trong giới hạn rủi ro cho phép. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời là:

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) là chỉ số được sử dụng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện nay ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay.

+ Công thức tính NIM của một khoản vay như sau: Lãi suất cho vay - Lãi suất đầu vào. NIM càng cao chứng tỏ ngân hàng có thu nhập từ việc cho vay càng lớn và khoản vay đó mang lại hiệu quả cho vay cao đối với ngân hàng.

+ Trong thực tế, tại từng thời điểm, chúng ta có thể biết được NIM của từng khoản vay cụ thể, của từng khách hàng riêng biệt. Mỗi khách hàng, mỗi khoản vay có thể được áp dụng lãi suất cho vay và lãi suất bán vốn khác nhau, từ đó NIM của các khách hàng, các khoản vay sẽ khác nhau. Và để đánh giá một cách tổng quan hiệu quả cho vay trong một giai đoạn đối với tất cả các KHDNNVV, ta sử dụng chỉ số NIM bình quân.

NIM tín dụng bình TXL L XL Xnz X KZDNNV

. ■ = ZT---T-C— - x100*/«

NIM tín dụng bình quân KHDNNVV của năm sau tăng hay giảm so với năm trước cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả cho vay tăng lên hay sụt giảm qua các năm.

Tăng trưởng NIM tín NIM tín dụng bình NIM tín dụng bình

dụng KHDNNVV = quân KHDNNVVt quân KHDNNVVt-1

- Tỷ trọng TNR từ cho vay KHDNNVV

TNR là thu nhập mà ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các chi phí để tạo ra nguồn thu nhập đó (chưa tính trích lập dự phòng rủi ro). Một khách hàng doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như vay vốn, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền,... mang lại nhiều nguồn thu nhập khác nhau cho ngân hàng, được chia thành 4 nhóm thu nhập cơ bản sau: Thu nhập từ tín dụng, Thu nhập từ huy động vốn, Thu nhập từ dịch vụ, Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ và phái sinh. Trong đó, thu nhập từ tín dụng thể hiện thu nhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng.

Tỷ trọng TNR từ cho yvy 7- IC-ZiNN'’■ ...

= —≡—IJT- ______JJ-X100%

vay KHDNNVV - — - ■ ■■

Tỷ lệ này cho chúng ta biết được, việc cho vay đối với DNNVV đang đóng góp vào tổng thu nhập từ nhóm khách hàng này là bao nhiêu. Khi so sánh với tỷ trọng của các nguồn thu nhập khác, chúng ta có thể biết rằng, nguồn thu chính của ngân hàng từ các DNNVV đang tập trung chủ yếu vào sản phẩm, dịch vụ nào. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ cho vay đối với KHDNNVV đang là sản phẩm có hiệu quả cao nhất, mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng và từ đó, ban lãnh đạo ngân hàng cũng có thể có biện pháp phù hợp để kích thích tăng trưởng dịch vụ và huy động vốn phù hợp để cân bằng nguồn thu nhập cho ngân hàng, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu về công phát triển khách hàng DNNVV mới

- Số lượng khách hàng DNNVV mới, dư nợ khách hàng DNNVV mới

Trong hoạt động kinh doanh, việc tìm kiếm, mở rộng thị phần, mở rộng nền khách hàng luôn là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt cho sự phát triển của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng nói chung đang tập trung mở rộng mạng lưới khách hàng của mình vào phân khúc DNNVV. Do đó, công tác phát triển khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng DNNVV mới sẽ tạo ra cơ hội để ngân hàng có thể gia tăng hoạt động cho vay, nâng cao quy mô tín dụng, tạo ra thêm thu nhập từ cho vay và đóng góp vào kết quả kinh doanh của ngân hàng vào các năm tiếp theo. Số lượng khách hàng DNNVV mới càng lớn thì cơ hội mà các khách hàng có nhu cầu vay vốn càng cao, các ngân hàng cũng có thể chủ động tìm hiểu thông tin, nhu cầu của khách hàng khi tiếp cận để nắm được nhu cầu tín dụng của khách hàng ra sao.

Dư nợ khách hàng DNNVV mới thể hiện kết quả của việc phát triển khách hàng vay vốn của các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng. Số lượng khách hàng mới tăng thêm cũng phải đi cùng với việc khách hàng sử dụng đa dạng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ của ngân hàng thì mới mang lại hiệu quả. Đây là mục tiêu các ngân hàng đặt ra để định hướng phát triển, mở rộng thị phần của mình.

- TNR từ tín dụng của khách hàng DNNVV mới

Dư nợ của các KHDNNVV mới sẽ đóng góp vào nền dư nợ chung của ngân hàng, tăng dư nợ bình quân và từ đó tăng thu nhập từ việc cho vay KHDNNVV, tăng hiệu quả cho vay của ngân hàng. Do đó, tiêu chí TNR từ tín dụng của KHDNNVV mới và tỷ trọng trong tổng TNR của KHDNNVV cũng là các cơ sở giúp chúng ta đánh giá về hiệu quả cho vay KHDNNVV của ngân hàng.

Tỷ trọng TNR từ cho vay TNR từ tín. dụng của KHDNNX7V mới _ _ _____ =---ʒ---„ „ ______2 " _---X 100%

1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đối với khách hàng DNNVV

Chất lượng tín dụng là tiêu chí hết sức quan trọng trọng việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của một ngân hàng. Trong trường hợp hoạt động cho vay của ngân hàng diễn ra đúng quy định, phát triển tốt, mang lại thu nhập ngày càng cao đồng thời chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo an toàn thì chứng tỏ hiệu quả cho vay của ngân hàng đang là khá tốt. Và ngược lại, trong trường hợp một trong hai tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay không được thỏa mãn, thì có nhận định rằng, hoạt động cho vay của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả và cần được xem xét, củng cố, cải thiện.

Căn cứ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013, có hiệu lực từ 01/06/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phân loại thành 5 nhóm đó là:

Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 : Nợ cần chú ý Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ

Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn; Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ lệ nợ quá hạn của KHDNNVV là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn của KHDNNVV và tổng dư nợ của toàn bộ KHDNNVV ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn của Nê ∙-N∙λ lι∙λn :2-3. NNDNNξ-D^ _ _.

= 17 7,17ΞL,,,χ100%

Tỷ lệ nợ xấu của KHDNNVV là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu của KHDNNVV và tổng dư nợ của toàn bộ KHDNNVV ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ xấu của Xc xÁe Λie _

= X 100%

KHDNNVV - ⅛ <--- ɪʌ- ' ■■■-■

Các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ đã qua thời hạn trả gốc/lãi nhưng khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng, bao gồm cả các khoản nợ xấu. Các khoản nợ quá hạn phát sinh có thể do nhiều nguyên nhân như: khách hàng bị chậm thanh toán tiền hàng, khách hàng đang gặp khó khăn, thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, không đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng,... Khả năng thu hồi các khoản nợ quá hạn cũng khác nhau: nếu khách hàng tốt, uy tín, tuy nhiên bị nợ quá hạn một vài hôm do đối tác chậm thanh toán thì khả năng thu hồi khoản nợ này tương đối cao; tuy nhiên các khoản nợ quá hạn do công ty suy giảm khả năng hoạt động, xảy ra thua lỗ thì khả năng thu hồi các khoản nợ này là thấp hơn.

Thông thường các doanh nghiệp tốt, uy tín sẽ cố gắng không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn nên nợ quá hạn có khả năng thu hồi vốn thường không quá lớn và chỉ nằm ở một vài doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu số lượng doanh nghiệp có nợ quá hạn nhiều hơn, dư nợ quá hạn lớn hơn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao hơn mục tiêu ngân hàng đặt ra thì ngân hàng cần có biện pháp đánh giá lại nền khách hàng, công tác thẩm định và quản trị tín dụng, quản trị rủi ro của mình.

Tại Việt Nam: “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn < 5% được xếp loại A, nghĩa là chất lượng tín dụng tương đối tốt, từ 5% đến 8% xếp loại B và từ 8% trở lên xếp loại C, nghĩa là chất lượng tín dụng yếu kém” (Theo quyết định

49/2004/TT-BTC ngày 04/06/2004 hướng dẫn). Do vậy các ngân hàng thương mại luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro từ thu nhập của mình. Điều này sẽ làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận của ngân hàng vì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu là khá cao (nợ nhóm 3 là 20%, nợ nhóm 4 là 50%, nợ nhóm 5 là 100%)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro Qnv dự phòng rủi ro đối. với KHDNNVV

ɪ = 15—r— L√" ~JL---X 100%

đối với KHDNNVV - <<≡ ɪʌ- V

Ngoài ra, việc chấp hành, tuân thủ thực hiện chính sách, chế độ, các quy định pháp luật về hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng khi tiến hành, thực hiện hoạt động cho vay của mình đều phải tuân theo Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ thể lệ tín dụng và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng như của Chính phủ trong quá trình thực hiện quy trình cho vay. Các văn bản này được thiết lập nhằm Phòng chống, hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của Ngân hàng, giúp nâng cao hiệu quả của việc cho vay nói riêng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nói chung. Việc này càng đặc biệt quan trọng đối với Ngân hàng khi cho vay DNNVV vì cho vay đối tượng này ẩn chứa nhiều rủi ro. Mặc dù vậy, việc thực thi các văn bản này còn phụ thuộc vào trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, cũng như năng lực chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 36 - 43)