Đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 100 - 104)

2022

3.3.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Ngành Ngân hàng là ngành mũi nhọn, có vai trò to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đặc biệt đây cũng là ngành ẩn chứa rất nhiều rủi ro liên quan đến cả hệ thống tài chính, ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn và ổn định của quốc gia. Do vậy, lĩnh vực này luôn chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của Nhà

nước và cụ thể là trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước. Cũng chính vì thế mà sự tồn tại và vươn lên của các ngân hàng không chỉ bằng nỗ lực của bản thân mỗi ngân hàng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, Ngành liên quan. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhằm mở rộng hoạt động tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM.

- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín dụng:

Đây là một chính sách vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân hàng, nó ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, đổi mới các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn hoạt động đối với các NHTM.

Song song với việc ban hành, hoàn thiện hệ thống văn bản nói trên, Nhà nước cũng cần tăng cường thực hiện việc kiểm tra giám sát từ xa đối với hoạt động của ngân hàng. Nhà nước uỷ quyền cho Ngân hàng Nhà nước, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với các NHTM tiền hành thành lập các tổ thanh tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của các ngân hàng và có biện pháp giải quyết kịp thời khi có sai phạm cũng như rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, Nhà nước chỉ nên thực hiện việc giám sát từ xa, mà không nên trực tiếp can thiệp quá sâu đến hoạt động của từng ngân hàng, nên để các ngân hàng có quyền tự chủ trong mọi hoạt động của mình, Nhà nước chỉ can thiệp khi có sai phạm xảy ra và với những phán quyết vượt quá thẩm quyền của các ngân hàng.

- Tạo môi trường pháp lý khuyến khích sự phát triển của các DNNVV

Các DNNVV hiện nay chiếm đại đa số với hơn 96% trong tổng số các doanh nghiệp, thu hút gần 90% nguồn lao động và gần 80% số vốn trong nền kinh tế. Với những con số thống kê như vậy, DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng, là mấu chốt trong sự thành công của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với loại hình doanh nghiệp này, thể hiện ở khung pháp lý chưa rõ ràng, sự ủng hộ của các cơ quan chức năng chưa kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp quy

hướng dẫn hoạt động cũng như tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để các DNNVV có điều kiện phát triển.

Thứ nhất, Nhà nước tạo hành lang pháp lý an toàn cho DNNVV hoạt động. Các văn bản pháp quy, các chính sách, chủ trương của Nhà nước ban hành phải nhất quán, hợp lý, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới yên tâm hoạt động, các nhà đầu tư và ngân hàng mới yên tâm rót vốn vào các dự án của doanh nghiệp. Chính phủ cần tăng cường thu hút các nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Thứ hai, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính một cách triệt để:

thực hiện cải thiện hệ thống đăng ký kinh doanh và cấp phép hiện hành cho các DNNVV, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và công trình. Nhà nước cũng cần phải hoàn thiện các quy định về đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với các giao dịch đảm bảo hiện nay để các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ pháp lý đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

Thứ ba, các cơ quan chuyên trách về quản lý Nhà nước đối với các DNNVV thực hiện đúng chức năng của mình: xây dựng chiến lược phát triển DNNVV, cung cấp thông tin về chính sách, thị trường, công nghệ, lao động, nắm bắt tình hình nguyện vọng và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp, chống hàng nhái hàng giả bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp... Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ, các cơ quan Nhà nước cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê.

Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức hỗ trợ DNNVV thành lập và hoạt động. Các tổ chức này hỗ trợ doanh nghiệp về các mặt như: chuyển giao công nghệ, giúp chủ doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

- Xây dựng và phát triển các trung tâm chuyên cung cấp thông tin

Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNVV là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác đánh giá, phân tích DNNVV trong công tác tín dụng. Vì vậy, việc thu tập thông tin về doanh nghiệp luôn được các cán bộ tín dụng hết sức quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ quan hay công ty nào chính thức tổ chức việc thực hiện cung cấp thông tin về chính các doanh nghiệp, về mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.

Đứng trước thực trạng này, Chính phủ cần xem xét tới việc chỉ đạo các Bộ, Ngành, cơ quan chức năng nghiên cứu và thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, xử lý, tư vấn, cung cấp thông tin,... Tổ chức này có thể thành lập dưới dạng một cơ quan nhà nước do Chính phủ trực tiếp quản lý hoặc có thể là một công ty kinh doanh chuyên thu thập và xử lý thông tin rồi bán lại cho các đối tượng cần chúng. Đi đôi với việc làm này, Nhà nước cũng phải ban hành các văn bản hướng dẫn việc mua bán thông tin do những tổ chức này cung cấp. Qua tổ chức này, các Cơ quan, Bộ ngành cần phải tiến hành thu thập và trao đổi, xử lý và chuẩn hóa các thông tin về tình hình hoạt động của mình, từ đó có những thông tin đưa ra một cách hệ thống, thường xuyên và đầy đủ. Việc làm này không chỉ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn góp phần rất lớn vào việc tạo thuận lợi cho công tác thu thập, xử lý các thông tin tại ngân hàng.

- Xây dựng một hệ thống kế toán thống nhất, đồng bộ và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp

Hiện nay, có thể thấy rằng công tác quản lý nhà nước đối với chế độ kế toán, kiểm toán doanh nghiệp chưa thống nhất, đồng bộ và chưa được Nhà nước quan tâm thích đáng, đặc biệt là đối với các DNNVV ngoài quốc doanh. Hơn nữa, Công ty Kiểm toán Nhà nước mới đi vào hoạt động chưa lâu, đội ngũ cán bộ còn non trẻ chưa

có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm toán. Thực trạng này đã gây ra khó khăn rất lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp trong việc hạch toán tài chính mà còn đối với công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với những chế tài bắt buộc tất cả các

doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất một chế độ kế toán, phải thực hiện kiểm toán bắt buộc và công khai quyết toán của doanh nghiệp, trong báo cáo tài chính các doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhà nước cũng phải thực

hiện chuẩn hóa các chỉ tiêu trong phân tích tài chính doanh nghiệp về số lượng và cách tính từng chỉ tiêu phải phù hợp với chế độ hạch toán kế toán theo quy định.

Bên cạnh đó, việc kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, Nhà nước phải quy định rõ những chế tài, biện pháp xử lý đối với những doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện sai việc kiểm toán, các doanh nghiệp cố tình sửa đổi báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho mình.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần từng bước giảm thiểu những ưu tiên, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhà nước, có nhiều biện pháp khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa hai loại hình doanh nghiệp này. Cũng phải thấy rằng chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho các DNNVV là chưa rõ ràng, hầu hết các khoản tín dụng ưu đãi đều dành cho các doanh nghiệp Nhà nước. Hơn nữa, trong khi ưu tiên dành cho khu vực DNNVV là còn rất hạn hẹp thì những quy định về đảm bảo tiền vay lại có khuynh hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước hơn là hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân mà đa số là có quy mô nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w