Hiệu quả có thể được hiểu là khả năng tạo ra kết quả mong muốn. Hiệu quả cho vay là việc đạt được kết quả trong việc cho vay như chúng ta mong muốn, k
vọng. Để đánh giá việc cho vay được coi là có hiệu quả hay không thì khoản vay đó phải đạt được các kỳ vọng ban đầu của các chủ thể tham gia vào hoạt động này. Các chủ thể đó là: Ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn và toàn bộ nền kinh tế.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, ta chỉ xét đến hiệu quả cho vay đối với Ngân hàng thương mại.
Đối với ngân hàng, hiệu quả cho vay được thể hiện rằng việc cho vay đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra, mang lại lợi nhuận mong muốn và với mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận được.
- Mục tiêu kinh tế - xã hội: Các dự án quy mô lớn của Chính phủ cần có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế gồm các doanh nghiệp lớn trong ngành, ngân hàng uy tín có khả năng cung cấp vốn lớn, các cơ quan quản lý, giám sát,... Các dự án như dự án năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng mặt trời), cơ sở hạ tầng, giao thông,. muốn có hiệu quả thì phải đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra như tăng cường điện năng cho khu vực, giao thông trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Các dự án này phải được xây dựng, hoàn thiện và vận hành, mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp, ngân hàng, nền kinh tế. Do đó, hiệu quả của việc cho vay thực hiện các dự án trên cũng phải được đánh giá qua việc đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.
- Khả năng sinh lời: bên cạnh yếu tố an toàn thì yếu tố khả năng sinh lời là một mục tiêu mà bất cứ một khoản vay có hiệu quả phải mang lại. Khi cấp một khoản cho vay, mục tiêu cốt lõi của NHTM luôn là lợi nhuận - yếu tố an toàn được xem xét trước hết nhưng yếu tố sinh lời mới là cơ bản. Một khoản vay an toàn mà không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng thì cũng không bao giờ là một khoản vay hiệu quả.
- Mức độ an toàn của khoản vay: Một khoản vay là có hiệu quả khi khoản vay đó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời được đánh giá là an toàn. Yếu tố an toàn đây muốn nói đến khả năng hoàn trả các khoản lãi và vốn vay của khách hàng. Đồng thời còn xem xét cả việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thiết thực hay không? Một khoản vay có hiệu quả trên giác độ an toàn là khoản vay mà ngân hàng thu được gốc và lãi đúng thời hạn mà không phải bù đắp
bất cứ chi phí nào. Một khoản vay không trả được nợ hay chứa đựng nhiều nguy cơ không trả được nợ thì được coi là khoản vay có hiệu quả kém.
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại
Việc nâng cao hiệu quả cho vay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Như chúng ta biết, cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất đối với ngân hàng thương mại. Nâng cao hiệu quả cho vay chính là nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Nâng cao hiệu quả cho vay đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng thu nợ đầy đủ và đúng hạn đồng thời tạo điều kiện mở rộng các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng. Bất cứ một ngân hàng nào trong suốt quá trình hoạt động của mình cũng luôn luôn chú trọng vấn đề mở rộng tín dụng. Việc nâng cao hiệu quả cho vay là một hoạt động rất cần thiết để mở rộng tín dụng cho ngân hàng đối với khách hàng. Vì việc nâng cao hiệu quả cho vay giúp ngân hàng xây dựng hình ảnh, uy tín với khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Mặt khác, hiện nay các ngân hàng thương mại có xu hướng chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ nên việc nâng cao hiệu quả cho vay là yêu cầu khách quan và là xu thế phát triển chung của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này.
Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại, nâng cao hiệu quả cho vay còn có ý nghĩa đối với khách hàng đi vay và toàn nền kinh tế nói chung.