Nam - Chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2017 - 2019
Dưới đây là tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô trong thời gian từ năm 2017 - 2019 qua các mặt hoạt động:
2.1.3.1. Hoạt động Huy động vốn của BIDV Thành Đô
BIDV là ngân hàng có thế mạnh về huy động vốn dân cư và tổ chức do có truyền thống hoạt động uy tín, quy mô trải khắp các tỉnh, thành phố của Việt Nam. BIDV Thành Đô cũng tận dụng được lợi thế cạnh tranh trong địa bàn để phát triển hoạt động huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao cho chi nhánh.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
■Năm 2017
■Năm 2018
■Năm 2019
Hình 2.2: Huy động vốn cuối kỳ tại BIDV Thành Đô giai đoạn 2017-2019
Qua kết quả huy động vốn cuối kỳ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2017 - 2019 có thể thấy công tác huy động vốn của chi nhánh có biến động. Năm 2019, quy mô vốn huy động đạt 5.902 tỷ đồng, tăng 238 tỷ đồng, tương đương mức tăng 4% so với năm 2018; tuy nhiên giảm 398 tỷ đồng, tương đương mức giảm 6% so với năm 2017. Quy mô vốn huy động biến động trong kỳ phản ánh mức độ cạnh tranh trên thị trường huy động vốn cũng như nỗ lực của toàn thể Ch i nhánh trong việc giữ vững thị phần trên địa bàn, làm tiền đề tăng trưởng cho các năm tiếp theo.
Phân loại theo đối tượng khách hàng, có thể thấy HĐV từ cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh (71-75%) và liên tục tăng trưởng về quy mô qua các năm. Cụ thể, HĐV cá nhân năm 2019 đạt 4.752 triệu đồng, tăng 240 triệu đồng, tương đương mức tăng 5% so với năm 2018; tăng 252 triệu đồng, tương đương mức tăng 6% so với năm 2017. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là HĐV từ tổ chức (chiếm 10 - 16% tổng vốn huy động). Theo báo cáo, HĐV tổ chức năm 2019 đạt 672 triệu đồng, tăng 61 tỷ đồng, tương đương mức tăng 10% so với năm 2018, tuy nhiên giảm 328 tỷ đồng, tương đương mức giảm 33% so với năm 2017. Sự sụt giảm nguồn vốn huy động của tổ chức do các Công ty doanh nghiệp thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh. đầu tư dây chuyền máy móc ... Nguồn HĐV từ ĐCTC chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động (8%-13%) và không ổn định. Nguồn tiền gửi của ĐCTC năm 2019 đạt 478 tỷ đồng, giảm 63 tỷ đồng, tương đương mức giảm 12% so với năm 2018 và giảm 322 tỷ đồng, tương đương mức giảm 40% so với năm 2017.
Có thể thấy, trong giai đoạn 2017-2019, cơ cấu huy động vốn của BIDV Thành Đô đang dịch chuyển dần từ KHTC và ĐCTC sang đối tượng là KHCN. Việc phụ thuộc nguồn vốn vào một nhóm các khách hàng lớn, không bền vững có thể gây rủi ro thanh khoản cho Chi nhánh, khi nguồn tiền gửi này sụt giảm thì khó có thể bù đắp trong thời gian ngắn. Trong thời gian tới BIDV Thành Đô tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT, đặc biệt là các KHDN vừa và nhỏ, phù hợp với xu hướng và chỉ đạo của Hội sở chính là từng bước đưa BIDV thành một ngân hàng Bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam, đồng thời qua đó giảm rủi ro cho Ngân hàng khi giảm sự phụ thuộc vào một nhóm các tập đoàn lớn.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng của BIDV Thành Đô
Bảng 2.1: So liệu dư nợ tại BIDV Thành Đô 2017 - 2019
Nợ quá hạn 0.90% 4.57% 3.32%
Doanh thu khai thác phí BH 8.2 11.6 10.0
________________Tổng_______________ 61.2 69.1 54.3
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính)
Qua bảng số liệu dư nợ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2017 - 2019, ta có thể thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh có sự thay đổi về dư nợ tín dụng cũng như tình hình chất lượng tín dụng trong giai đoạn này. Như đã phân tích ở trên, trong giai đoạn 2017-2019, Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, một số khoản vay chuyển nhóm nợ xấu, nợ quá hạn. Do đó, Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi nợ xấu, bao gồm đôn đốc khách hàng, phát mại xử lý tài sản bảo đảm, sử dụng quỹ trích lập dự phòng rủi ro... và đã đạt được những kết quả nhất định, làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2019 là 3.32%, giảm 1.25% so với năm 2018. Có thể thấy, nhờ sự cương quyết trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng tại BIDV Thành Đô mà chất lượng tín dụng được cải thiện. Đồng thời, Chi nhánh cũng đã tăng trưởng dư nợ mới bù đắp cho phần dư nợ sụt giảm. Qua số liệu trên, Chi nhánh đã thể hiện nỗ lực trong việc kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn, đảm bảo giới hạn chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong phạm vi cho phép.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ của BIDV Thành Đô
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động khác tại BIDV Thành Đô 2017 — 2019
2 Huy động vốn cuối kỳ
1~ 4 5,885
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính)
Trong thời gian qua, thực hiện mục tiêu của BIDV là xây dựng một ngân hàng hiện đại, năng động, đa dịch vụ, BIDV Thành Đô đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt ra các bộ quy tắc ứng xử, bộ tiêu chuẩn về phong cách và không gian giao dịch, qua đó ngày càng cải thiện hơn về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Cụ thể, tổng thu các mặt hoạt động dịch vụ của BIDV Thành Đô năm 2019 đạt 63.3 triệu đồng, giảm 5.8 tỷ đồng, tương đương mức giảm 8% so với năm 2018; tăng 2.1 tỷ đồng, tương đương mức tăng 3% so với năm 2017. Trong đó, thu phí dịch vụ ròng năm 2019 đạt 41.3 tỷ đồng, giảm 5.7 tỷ đồng, tương đương mức giảm 12% so với năm 2018 giảm 2.7 tỷ đồng, tương đương mức giảm 6% so với năm 2017. Thu kinh doanh ngoại tệ & phái sinh năm 2019 đạt 12 tỷ đồng, tăng 1.5 tỷ đồng, tương đương mức tăng 14% so với năm 2018; tăng 3 tỷ đồng, tương đương mức tăng 33% so với năm 2017. Doanh thu khai thác phí BH năm 2019 đạt 10 tỷ đồng, giảm 1.6 tỷ đồng, tương đương mức giảm 14% so với năm 2018, tăng 1.8 tỷ đồng, tương đương mức tăng 22% so với năm 2017. Như vậy, trong giai đoạn 2017-2018, tổng thu các mặt hoạt động dịch vụ của BIDV có sự tăng trưởng tốt về quy mô và hiệu quả. Đây cũng là giai đoạn Chi nhánh có sự tăng trưởng tốt về quy mô tín dụng và gia tăng số lượng khách hàng. Sang năm 2019, Chi nhánh tập trung vào công tác xử lý các khoản nợ xấu, đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng toàn chi nhánh do đó công
tác phát triển khách hàng mới, triển khai các sản phẩm không được chú trọng, dẫn đến giảm doanh số trong năm.
2.1.3.4. Hiệu quả kinh doanh của BIDV Thành Đô
Năm 2017-2019 là giai đoạn khó khăn với hệ thống ngân hàng nói chung cũng như BIDV nói riêng, bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là sự sự cạnh tranh diễn ra ngày các khốc liệt giữa các Ngân hàng. Trong khoảng thời gian 5 năm, Chi nhánh đã hết sức nỗ lực cải thiện mọi mặt hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm: Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, thanh toán trong nước và quốc tế... và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm đáp ứng một cách tốt
nhất nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.3. Ket quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thành Đô giai đoạn 2017- 2019
2 Dư nợ tín dụng BQ bán lẻ (không baogồm dư nợ thẻ tín dụng CC và thấu chi đảm bảo bằng CC GTCG) 1,80 7 1,77 8 1,722 3 Thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ 102.1 6 46.5 8 61.88 4 Thu ròng hoạt động KDNT và PS ________ 9.00 10.5 0 12.00 5 Thu nợ HTNB _________________ 66.8 0 142.40 101.00 6 Thu nợ bán VAMC - - - III Một số chỉ tiêu khác 1 Tỷ lệ nợ xấu ________ 0.13 2.7 4 ________2.85 2 Tỷ lệ nợ nhóm 2 ________ 0.75 3.9 4 ________0.89
3 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm BIC ________ 6.00
7.4
0 ________9.40
4 Doanh thu khai thác phí BH Metlife ________
2.80 4.20 ________0.60
5 Huy động vốn CK bán lẻ 4,13
1~ 3 4,51 ~ 4,752
6 Số lượng khách hàng IBMB có thu phí 13,30
6 23,000 14,502 7 Phát triển KH SME_________________ _________ 83 162 118 (Nguồn: BCKQHĐKD B IDV Thành Đô 2017- 2019)
1 Có thể thấy giai đoạn 2017-2019, BIDV Thành Đô đã nỗ lực hoàn các chỉ
tiêu đề ra, chênh lệch thu chi hoàn thành vượt kế hoạch TSC giao trong điều kiện hoạt động kinh doanh đối mặt với nhiều thách thức. Các chỉ tiêu hiệu quả đều được chi nhánh hoàn thành tốt, phản ánh hoạt động kinh doanh hiệu quả của chi nhánh. Trong năm 2019, BIDV Thành Đô phải đối mặt với nhiều khó khăn, việc trích lập dự phòng, thực hiện xử lý rủi ro đối với một số khách hàng nợ xấu khiến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh suy giảm, quy mô tín dụng bị thu hẹp. Dù vậy, với nỗ lực của toàn thể CBCNV và ban Giám đốc, Chi nhánh vẫn hoàn thành các chỉ tiêu qua trọng đề ra: Chênh lệch thu chi (142%), Huy động vốn cuối kỳ (101%), dư nợ bình quân cuối kỳ (100%)...Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác cũng ghi nhận các kết quả đáng khích lệ: Thu dịch vụ ròng (96%), Thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ (103%), Thu hoạt động KDNT và PS (104%)....
về chất lượng tín dụng, năm 2018-2019, Chi nhánh thực hiện chuyển nhóm nợ đối với mốt số khách hàng nợ xấu, do đó tỷ lệ nợ xấu tăng cao so với năm 2017, cụ thể: Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 2.74%, tỷ lệ nợ quá hạn là 3.94%. Năm 2019, tỷ lệ nợ xấu là 2.85%, tỷ lệ nợ quá hạn là 0.89%. Theo định hướng của toàn hệ thống, các chi nhánh cần kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5%. Nhìn chung, các tỷ lệ trên vẫn được đánh giá là tốt, Chi nhánh đang làm tốt công tác kiểm soát nợ xấu, đảm bảo chất lượng tín dụng.
Như vậy, trong giai đoạn 2017-2019, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, BIDV Thành Đô vẫn nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh được giao, xử lý được các khoản nợ xấu, nợ tồn động, đảm bảo chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Những kết quả đó là tiền đề cho Chi nhánh nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển thị phần trong các năm tiếp theo.