Bảng 2.10: Phân loại nợ đoi với DNNVV
0 0 0 Tổng trích dự phòng rủi ro 40.8 8 59.5 5 39.3 5
Tổng dư nợ đối với KHDNNVV 3,05
2 4 3,14 2 3,11
Tỷ lệ dự phòng rủi ro đối với KHDNNVV
1.34% 1.90
%
1.27 %
(Nguồn: Báo cáo tín dụng từ năm 2017-2019 của B [DV Thành Đô)
(Nguồn: Báo cáo tín dụng từ năm 2017-2019 của BIDV Thành Đô) [3] Mục tiêu chất lượng tín dụng của chi nhánh qua các năm là phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu của KHDNNVV đảm bảo dưới 3% tổng dư nợ, nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ. Đối với các KHDNNVV, do ngay từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng và áp dụng chính sách tín dụng, chi nhánh đã có những hướng tiếp cận thận trọng, biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp nên đối với nhóm khách hàng này ít xảy ra nợ xấu tồn đọng không xử lý được. Đối với KHDNNVV, trong quá trình cấp tín dụng, chi nhánh thường xuyên đánh giá các điều kiện trước, trong và sau giải ngân, đảm bảo tuân thủ quy định về việc kiểm tra sau cho vay, đồng thời lựa chọn các TSBĐ tốt, có tính thanh khoản cao để bảo đảm cho khoản vay của khách hàng. Điều này giúp chi nhánh hạn chế được rủi ro đến từ việc cho vay, nâng cao hiệu quả cho vay và chất lượng tín dụng đối với KHDNNVV của chi nhánh đã được cải thiện khá tốt. Năm 2019, nợ xấu của Chi nhánh là 20 tỷ đồng, chiếm 0.64% tổng dư nợ, giảm 20 tỷ đồng, tương đương mức giảm 50% so với năm 2018. Trong giai đoạn 2017-2019, Chi nhánh đã tập trung kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu tồn đọng từ các năm trước, cải thiện chất lượng tín dụng, do đó nợ xấu có chiều hướng giảm trong năm 2019. Có thể thấy, chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc phát triển tín dụng KHDNNVV đồng thời cũng kiểm soát chất lượng tín dụng và tìm cách thu hồi các khoản nợ quá hạn, không để xảy ra nợ quá hạn thường xuyên. Chi nhánh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp cần thiết để thu hồi nợ vay như: đôn đốc khách hàng; thu giữ, phát mại tài sản bảo đảm; khởi kiện khách hàng...