Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 78 - 80)

Thứ nhất, về quy mô cho vay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn.

Mặc dù đề ra nhiều chương trình khuyến khích phát triển khách hàng DNNVV mới, tuy nhiên số lượng khách hàng phát sinh nhu cầu tín dụng mới mỗi năm còn chưa nhiều, quy mô dư nợ, tốc độ tăng trưởng còn thấp. Chi nhánh nói chung và từng cán bộ quản lý khách hàng nói riêng cần chú trọng tìm kiếm, chọn lọc, tiếp cận nhiều khách hàng DNNVV có uy tín, có lịch sử hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm và khả năng quản lý vững chắc trong lĩnh vực hoạt động để mở rộng thị phần của ngân hàng. Số lượng các DNNVV được tiếp cận chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo mà Chi nhánh đã đề ra.

Thứ hai, khả năng sinh lời chưa cao.

Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với các DNNVV còn chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.

Mặc dù tại BIDV Thành Đô, số lượng các DNNVV được vay vốn liên tục tăng qua các năm nhưng rõ ràng con số đó chưa phải là lớn, chưa phản ánh được hết tiềm năng vị thế trên địa bàn hoạt động.

Trong phân khúc DNNVV tại chi nhánh thì phần lớn dư nợ tập trung ở nhóm khách hàng có quy mô vừa. Các doanh nghiệp này thường quan hệ với nhiều TCTD và có sự cạnh tranh lãi suất khá gay gắt. Do đó, các khách hàng này thường được giảm lãi suất cho vay thấp hơn mức thông thường đối với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng với quy mô dư nợ lớn hơn thì thu nhập mang lại cho ngân hàng cũng tương đối cao hơn. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất nhiều cũng sẽ dẫn đến tổng thể lợi ích, thu nhập ròng của ngân hàng bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với nhóm KHDNNVV nói chung. Điều này một phần xuất phát từ việc các DNNVV ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với nguồn tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó còn do năng lực tài chính từ phía các DNNVV chưa cao, tính công khai, minh bạch về tài chính còn thấp gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định để cho vay.

Thứ ba, chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nhìn chung chất lượng tín dụng của Chi nhánh tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro đối với khoản vay lớn, một số khoản vay đổi với các ngành: xây dựng, sản phẩm tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, thép, bất động sản... sự biến động của thị trường là rất khó lường,.

Trong cơ cấu nợ quá hạn DNNVV của Chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn khá cao. Điều này rõ ràng bất lợi cho chi nhánh trong việc quản lý vốn cho vay đối với các khoản vay này. Thực tế, nợ nhóm 2 là những khoản nợ có thể biến động theo xu hướng tốt và chuyển sang nợ trong hạn nếu ngân hàng đôn đốc thu nợ, thu lãi kịp thời. Tuy nhiên, đây cũng là những khoản nợ quá hạn rất dễ bị chuyển thành nợ xấu, nợ khó đòi. Điều này là rất nguy hiểm khi giới hạn giữa tốt và xấu của các

khoản nợ là rất mong manh, ngân hàng không sát sao trong khi khách hàng luôn luôn mong muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng đặc biệt trong môi trường kinh tế bất ổn, hậu quả của tín dụng đen ngày càng bộc lộ rõ. Đó chính là điểm khiến cho chất lượng tín dụng DNNVV khó có thể đảm bảo.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w