Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 46)

Chính sách cho vay:

Chính sách cho vay là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động cho vay đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp vốn vay. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một Ngân hàng. Chính sách cho vay đối với KHDNNVV của mỗi ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào chủ trương, định hướng phát triển, đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng đó. Một chính sách cho vay mang tính hỗ trợ DNNVV, đáp ứng đúng nhu cầu của DNNVV trong việc vay vốn về thủ tục, lãi suất, các điều kiện tín dụng phù hợp nhưng cũng đảm bảo an toàn cho ngân hàng sẽ giúp ngân hàng vừa thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng hoạt động cho vay, vừa đảm bảo khả năng thu hồi vốn, giúp nâng cao hiệu quả cho vay. Một chính sách tín dụng mở đối với DNNVV giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận DNNVV, từ đó quy mô tín dụng tăng trưởng và gia tăng nguồn thu nhập từ cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, với một chính sách cấp tín dụng quá dễ dàng cũng sẽ mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng. DNNVV là các doanh nghiệp có trình độ quản lý không cao, có nguồn vốn tự có hạn chế trong khi có nhiều nhu cầu sử dụng vốn, từ đó dễ sử dụng vốn vay sai mục đích nếu ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả cho vay đối với nhóm khách hàng này của ngân hàng. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có được hiệu quả hoạt động cho vay cao đều phải có chính sách phù hợp với điều kiện của Ngân hàng và thị trường.

Chất lượng thẩm định:

Quá trình cho vay vốn được bắt đầu từ khi thẩm định, phát triển vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, xử lý các phát sinh đến khi thu hồi được nợ. Thẩm định là khâu quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của khoản vay, làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi, tạo điều kiện cho vốn vay được sử dụng hiệu quả.

Khi quyết định cấp vốn, Ngân hàng phải tính toán đảm bảo theo đúng quy định của chế độ tín dụng hiện hành để thực hiện đầu tư có hiệu quả. Trước khi ký

duyệt cho vay phải tính đến sự an toàn của vốn vay, khả năng hoàn trả vốn vay, khả năng sinh lời. Thực hiện tốt quy trình cho vay sẽ hạn chế được rủi ro, nâng cao mức độ an toàn cho vốn vay.

Việc thẩm định đối với KHDNL thường được thực hiện một cách kỹ lưỡng, có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ngân hàng từ thẩm định tại cấp chi nhánh cho tới thẩm định tại TSC. Việc thẩm định kỹ càng khách hàng trước khi cấp tín dụng giúp ngân hàng đánh giá một cách chính xác nhất có thể về doanh nghiệp, về năng lực kinh doanh, tiềm lực tài chính, khả năng chống chịu khi rủi ro xảy ra,... Ngược lại, việc thẩm định đối với KHDNNVV hiện nay của các ngân hàng thường khá đơn giản, được thực hiện tương đối nhanh chóng, dựa trên một số nét chính của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong tiềm lực tài chính, tư cách của ban lãnh đạo,. Điều này phần nào giúp tiết kiệm thời gian thẩm định, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Chi tiết trong hoạt động kinh doanh thường ít được các doanh nghiệp theo dõi, ghi chép một cách khoa học, cụ thể với từng trường hợp mà thường xử lý theo thói quen, kinh nghiệm của người quản lý hay nhân viên, do đó dễ mắc sai lầm mà không hề nhận ra. Những sai lầm này có thể gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp của doanh nghiệp nếu không được phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý. Do nguồn vốn mỏng, một khi DNNVV mắc sai lầm dẫn đến thâm hụt vốn chủ sở hữu, sẽ rất khó để doanh nghiệp có thể hồi phục trở lại và có thể dẫn đến mất khả năng trả nợ vay ngân hàng. Các ngân hàng cần phải thường xuyên tiến hành thẩm định, đánh giá tình hình kinh doanh của các DNNVV một cách chính xác để có biện pháp ứng xử kịp thời, phù hợp, đảm bảo chất lượng tín dụng và hiệu quả cho vay đối với nhóm khách hàng này.

Khả năng huy động vốn

Để nâng cao hiệu quả cho vay, Ngân hàng Thương mại cần đáp ứng đủ nhu cầu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục. Với đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ yếu sử dụng các nguồn gửi tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động huy động vốn.

Công tác tổ chức hoạt động ngân hàng

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các chi nhánh trong hệ thống với nhau cũng như với các cơ quan liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

Để hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng phải cụ thể hóa và sắp xếp các bộ phận, phòng, ban một cách khoa học trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc quản lý tốt tài sản nợ, tài sản có. Từng bộ phận trong ngân hàng càng được phân định rõ chức năng nhiệm vụ đặc biệt là các bộ phận trong công tác tín dụng.

Chất lượng cán bộ:

Con người có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay của Ngân hàng nói riêng. Hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng, sử dụng các phương tiện làm việc tiên tiến, hiện đại nên việc tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo có đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn để có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học tiên tiến. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định khoản vay.

Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là yếu tố không thể thiếu. Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được người quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về việc đầu tư mở rộng cho vay hoặc biện pháp cần thiết liên quan đến việc theo dõi quản lý thu hồi nợ.

Nguồn cung cấp thông tin có thể từ nhiều nguồn khác nhau, từ bên trong, bên ngoài hệ thống. Muốn thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác và toàn diện thì

phải đòi hỏi phải có bộ phận tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin, ngoài trừ những thông tin bị nhiễu. Chất lượng thông tin bị ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay vì vậy chất lượng thông tin càng cao thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn.

Kiểm tra nội bộ, thanh tra:

Thông qua công tác kiểm soát nội bộ, Ngân hàng giám sát cán bộ thực hiện công việc theo đúng quy trình, quy chế và đúng pháp luật. Mặt khác, các cán bộ quản lý, các cấp điều hành nắm được sai sót, lệch lạc trong hoạt động cho vay, có biện pháp khắc phục kịp thời. Các Ngân hàng thông qua kiểm tra, kiểm soát đảm bảo cho hoạt động ngân hàng thông suốt, có hiệu quả đảm bảo lợi ích của Ngân hàng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Việc nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cho vay.

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động:

Trang thiết bị cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức, quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với Khách hàng. Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác trên cơ sở đó có quyết định tính đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện nhanh chóng và chính xác.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w