Khái niệm hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 25 - 27)

Để hiểu về hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại, trước tiên ta cần có cái nhìn khái quát về hiệu quả kinh tế.

- Hiệu quả (Efficiency):

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội, là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào

đã được sử dụng (inputs) để tạo ra những kết quả đầu ra đó.2

Trong kinh tế, mục tiêu của các nhà sản xuất có thể là tránh lãng phí bằng cách tối đa hóa đầu ra bằng các đầu vào giới hạn hoặc tối thiểu hóa đầu vào để sản xuất đầu ra đã cho. Trường hợp này, khái niệm hiệu quả tương ứng với “hiệu quả kỹ thuật” và mục tiêu tránh lãng phí của nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao. Ở mức cao hơn, mục tiêu của các nhà sản xuất đòi hỏi phân bổ các nguồn lực đầu ra đầu vào để đạt cực đại lợi nhuận. Trường hợp này hiệu quả tương ứng với “hiệu quả phân bổ” và mục tiêu của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức hiệu quả phân bổ cao.

- Hiệu quả hoạt động (Operational Efficiency):

Trong bối cảnh kinh doanh, hiệu quả hoạt động có thể được định nghĩa là tỷ lệ giữa đầu ra thu được từ doanh nghiệp và đầu vào để vận hành hoạt động kinh doanh. Khi cải thiện hiệu quả hoạt động, tỷ lệ đầu ra so với đầu vào được cải thiện. Đầu vào thường là tiền (chi phí), con người hoặc thời gian. Đầu ra thường là tiền (doanh thu), khách hàng mới, lòng trung thành/ sự hài lòng của khách hàng, sự khác biệt thị trường, chất lượng sản phẩm hoặc các cơ hội mới.

Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động cần phân biệt hai khái niệm “hiệu quả” và “kết quả” của hoạt động SXKD. Kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Nó có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần. và cũng có thể là các yếu tố có tính chất định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản trị phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả hoạt động là một công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình.

2 Nguyễn Thị Ngân, TS. Hoàng Công Gia Khánh, ThS. Đặng Hoàng Xuân Huy, 2013. «Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam»,

Đánh giá hiệu quả hoạt động có thể chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tuơng đối:

+Hiệu quả tuyệt đối = kết quả kinh tế - chi phí bỏ ra để đạt đuợc kết quả đó +Hiệu quả tuơng đối có thể đuợc thể hiện duới dạng tĩnh (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt đuợc kết quả đó) hoặc duới dạng động hay dạng cận biên (hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả kinh tế/mức tăng chi phí).

Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đua ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phuơng diện tăng kết quả, giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả.

NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. Hiệu quả hoạt động của NHTM phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đuợc mục tiêu, thể hiện mối tuơng quan giữa đầu ra và đầu vào để có đuợc hiệu quả đặt ra cũng nhu khả năng giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.3

Thu hẹp vào phạm vi hoạt động TTTM, có thể hiểu rằng hiệu quả hoạt động TTTM chính là mối tuơng quan so sánh giữa lợi ích kinh tế thu đuợc từ hoạt động này trong ngân hàng so với những chi phí bỏ ra, bên cạnh đó là mối tuơng quan với những lợi ích khác: uy tín, thuơng hiệu, tổng hòa lợi ích từ bán chéo sản phẩm...

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w