Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long giai đoạn 2019-

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 84 - 85)

THƯƠNG MẠI CỦA BIDV THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2019-2021

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long giai đoạn2019-2021 2019-2021

Giai đoạn 2019-2021, hoạt động của Chi nhánh Thăng Long sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức về môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các ngân hàng, những khó khăn trong nội tại Chi nhánh đó là dư nợ tiềm ẩn rủi ro lớn, dư nợ ngoại bảng cao, dư nợ đã bán VAMC (160 tỷ đồng) dẫn đến áp lực trích dự phòng rủi ro... Nhận thức rõ những khó khăn đó, dựa trên mục tiêu định hướng kinh doanh của toàn hệ thống BIDV, Chi nhánh Thăng Long đã xác định định hướng chung trong giai đoạn 2019 - 2021 như sau:

- Chỉ tiêu Quy mô

+Dư nợ tín dụng cuối kỳ: tăng trưởng 13%/năm; trong đó dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ tăng trưởng 23%/năm.

+Huy động vốn cuối kỳ: tăng trưởng 14%/năm; trong đó huy động vốn bán lẻ cuối kỳ tăng trưởng 15%/năm.

- Chỉ tiêu hiệu quả

+ Lợi nhuận trước thuế: tăng trưởng 27%/năm + Thu dịch vụ ròng: tăng trưởng 27%/năm.

- Chỉ tiêu Cơ cấu, chất lượng: Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu gộp của Chi nhánh về mức < 1,5% (tỷ lệ hiện tại đang là 1,7%); Tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 đảm bảo dưới 1%.

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nêu trên, bám sát định hướng của hệ thống, toàn chi nhánh triển khai 05 nhiệm vụ lớn như sau:

- Một là, Chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ huy động vốn và dịch vụ phi l ãi: Trong điều kiện giới hạn tín dụng bị thắt

chặt, phấn đấu tăng thu từ dịch vụ và huy động vốn, phấn đấu tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi lãi/tổng thu nhập tăng tối thiểu 1%/ năm. Đẩy mạnh huy động vốn không kỳ hạn của khách hàng bán lẻ và các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa (là những đối tuợng không mất nhiều chi phí chăm sóc), nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo huớng đẩy mạnh nguồn vốn giá rẻ, các dải kỳ hạn có NIM cao hoặc có cơ chế thuởng FTP.

- Hai là, Điều hành tăng truởng tín dụng có hiệu quả gắn với kiểm soát chặt chẽ chất luợng tín dụng, tuân thủ các giới hạn tín dụng đuợc giao. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất luợng tín dụng, không để phát sinh mới nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro; xử lý dứt điểm các khách hàng nợ xấu, nợ nhóm 2 còn tồn đọng, giảm áp lực trích dự phòng rủi ro, góp phần gia tăng nguồn thu cho Chi nhánh.

- Ba là, Thực hiện duy trì và tăng truởng nguồn thu dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ thế mạnh đồng thời đa dạng hóa, phát triển các dịch vụ mới, hiện đại; đẩy mạnh công tác lấp đầy sản phẩm dịch vụ các khối, nâng tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ/khách hàng cao hơn năm truớc,... nhằm chuyển dịch cơ cấu và làm phong phú nguồn thu của Chi nhánh.

- Bốn là, Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ, tiếp cận các khách hàng sử dụng các dịch vụ theo chuỗi, góp phần đẩy mạnh quy mô, gia tăng tỷ trọng thu nhập ròng bán lẻ trong tổng thu nhập ròng, năm sau cao hơn năm truớc.

- Năm là, Nâng cao năng lực quản trị điều hành gắn với kiện toàn đội ngũ cán bộ, tiếp tục công tác quy hoạch đào tạo cán bộ nguồn, đáp ứng nhu cầu hoạt động Chi nhánh. Gia tăng công tác kiểm tra kiểm soát, nâng cao chất luợng các đợt kiểm tra các mảng hoạt động tại chi nhánh, hạn chế tối đa các lỗi tác nghiệp phát sinh và không để phát sinh rủi ro hoạt động.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w