Nâng cao hiệu quả công tác quản lývà lưu trữ hồ sơ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 91 - 107)

Trong điều kiện cơ sở vật chất của Chi nhánh còn nhiều hạn chế và Chi nhánh chua có điều kiện để nâng cấp cơ sở vật chất, để hoàn thiện công tác quản lý, luu trữ hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát, Chi nhánh có thể áp dụng một số biện pháp nhu sau:

- Rà soát các phòng kho luu hồ sơ của Chi nhánh: yêu cầu các hồ sơ thuộc những nghiệp vụ khác nhau đuợc luu tại những khu vực riêng biệt, tránh lẫn lộn.

Đối với những hồ sơ, tài liệu lưu trữ đã hết thời hạn bảo quản theo quy định, phải tiến hành lập danh mục trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu; trình Ban lãnh đạo Chi nhánh quyết định có thể kéo dài thêm thời hạn bảo quản hoặc tiêu hủy. Trang bị các tủ, hộp, cặp hồ sơ cho công tác lưu trữ.

- Đối với các hồ sơ TTTM: Định kỳ 3 tháng/lần, tiến hành phân loại đối với các hồ sơ theo khách hàng, phòng quản lý. Những hồ sơ đã tất toán cần được bàn giao cho bộ phận quản lý Kho hồ sơ, giảm lượng hồ sơ lưu trữ tại Tổ TTTM. Đối với các hồ sơ đang lưu tại Tổ TTTM, tuân thủ quy trình, quy định về lưu trữ hồ sơ, sắp xếp gọn gàng, có danh mục thuận tiện cho việc tra cứu.

- Cung cấp thêm phương tiện hỗ trợ hoạt động tác nghiệp TTTM như máy scan cho Tổ TTTM và các Phòng Quản lý khách hàng, tạo một ổ dữ liệu chung của Chi nhánh để tiến hành sao lưu hồ sơ, phân quyền truy cập và sửa chữa các file trong ổ dữ liệu theo quy trình nghiệp vụ, thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng chung cho tất cả các bộ phận.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI BIDV THĂNG LONG 3.3.1. về phía Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước cần có các văn bản dưới luật điều chỉnh và hướng dẫn hoạt động TTTM của hệ thống NHTM:

- Xây dựng và cập nhật các văn bản quy định về các phương thức tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế phù hợp với sự đổi mới của của hoạt động này trên thế giới. Ví dụ như các phương thức thanh toán Ghi sổ, L/C điện tử, Tài trợ chuỗi cung ứng SCF... vốn đ ã khá phổ biến trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam.

+Hiện nay NHNN mới chỉ xây dựng tỷ giá trung tâm và cơ chế biên tỷ giá nhằm ràng buộc tỷ giá giao dịch giao ngay (Spot) của các NHTM trong phạm vi cho phép, các NHTM vẫn tự do giao dịch với tỷ giá tự do đối với các giao dịch kỳ hạn (Forward) hay hoán đổi (Swap). Do đó để kiểm soát tỷ giá một cách chặt chẽ hơn, Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu cơ chế áp tỷ giá biên đối với các loại giao dịch giao sau này.

+Việc điều hành cơ chế tỷ giá cũng cần được thực hiện theo hướng tự do hóa dần dần, hạn chế sự can thiệp quá lớn của NHNN gây ra các méo mó thị trường.

3.3.2. về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, cần tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục TTTM theo hướng tinh gọn các công đoạn, giấy tờ, mẫu biểu sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa có tính ứng dụng lâu dài, tránh việc thay đổi mẫu biểu quá thường xuyên, gây khó khăn và tâm lý khó chịu cho khách hàng trong việc tiếp cận.

Thứ hai, về các sản phẩm dịch vụ và chính sách lãi suất, phí. Hiện tại các khách hàng doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có uy tín của Chi nhánh đang bị cạnh tranh rất gắt gao từ các TCTD khác. Do đó, để có thể giữ vững thị phần tín dụng, đảm bảo cạnh tranh với các TCTD khác, BIDV Thăng Long thường phải áp dụng mức lãi suất thấp hoặc đi kèm các điều kiện ưu đãi khác về phí dịch vụ, l ãi suất huy động vốn cho khách hàng... Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của Chi nhánh, làm giảm mức lợi nhuận đạt được. Do đó, Chi nhánh kiến nghị Trụ sở chính BIDV cần nghiên cứu thêm nhiều gói tín dụng ưu đ i hơn nữa, phù hợp với đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để hỗ trợ Chi nhánh có thể áp dụng mức lãi suất đảm bảo cạnh tranh mà vẫn gia tăng quy mô thu nhập.

Mặt khác, cơ chế phí dịch vụ hiện nay được xây dựng theo địa bàn hoạt động, do một chi nhánh đầu mối trên địa bàn đưa ra và thống nhất áp dụng trên toàn bộ khu vực. Việc trình giảm phí đối với các khách hàng ưu tiên cũng gặp khá nhiều bất cập khi định kỳ 6 tháng phải đề xuất lại 1 lần qua Hội đồng dịch vụ tại Chi nhánh, dẫn đến việc áp dụng chính sách ưu đ i cho khách hàng không kịp thời. Trụ sở

chính cần xem xét lại việc xây dựng biểu phí trên địa bàn, nên thành lập một Hội đồng dịch vụ bao gồm một số chi nhánh chủ lực trên mỗi địa bàn để việc xây dựng giá phí được đa chiều và phù hợp rộng rãi. Mặt khác cần nghiên cứu lại kỳ hạn đề xuất chính sách ưu đãi phí, kéo dài từ 6 tháng/lần thành 1 năm/lần, phù hợp với chu kỳ tài chính và kinh doanh của khách hàng.

Thứ ba, đối với nhóm khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty hàng không quốc gia Việt Nam... giá trị mỗi giao dịch XNK thường khá lớn nhưng thường phải đảm bảo bằng các biện pháp bảo đảm tín dụng (chủ yếu là ký quỹ, hợp đồng tiền gửi) ngay từ thời điểm mở L/C khiến cho dòng vốn bị đọng. Vì vậy đề xuất Trụ sở chính BIDV nghiên cứu chính sách ưu đãi riêng đối với nhóm đối tượng này, cho phép các công ty thành viên trong nhóm khách hàng Tập đoàn VIP không phải ký quỹ hoặc giảm tỷ lệ ký quỹ tại thời điểm mở L/C, tạo cơ sở cho Chi nhánh tiếp thị và chào mời khách hàng.

Thứ tư, đề xuất mỗi cán bộ tác nghiệp tại Trung tâm tác nghiệp TTTM sẽ chỉ phụ trách hai đến ba chi nhánh thay vì sáu đến bảy chi nhánh như hiện tại, góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, tạo sự hài lòng cho khách hàng.

Thứ năm, Ban định chế tài chính cần phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin xây dựng chương trình tra cứu về tình hình quan hệ đại lý, quan hệ giao dịch với các ngân hàng trên thế giới. Chương trình cần tích hợp các công cụ đánh giá việc lựa chọn các ngân hàng đại lý theo các tiêu chí thị trường, hạn mức giao dịch, mức độ tuân thủ, quan hệ hợp tác. để thuận tiện cho cán bộ tại Chi nhánh trong việc tra cứu và tư vấn cho khách hàng lựa chọn Ngân hàng đối tác xuất nhập khẩu phù hợp. Chương trình cũng có thể xây dựng thêm cấu phần cảnh báo về các thị trường đang có tranh chấp, có các chính sách thắt chặt đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hoặc có mức độ tuân thủ kém. Các thông tin này cần được cập nhật định kỳ phù hợp với diễn biến thị trường thế giới.

BIDV cũng cần nghiên cứu triển khai các hình thức giao dịch điện tử, nhận hồ sơ và trả kết quả tự động từ TFC đến Chi nhánh và trực tiếp đến khách hàng, giúp

rút ngắn thời gian giao dịch và chứng từ giấy cần lưu trữ. Đồng thời xây dựng các ứng dụng giúp khách hàng có thể tra cứu tình trạng bộ chứng từ xuất khẩu, in điện giao dịch qua mạng internet... thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát khoản phải thu hay phục vụ công tác kế toán tại đơn vị.

Thứ sáu, xây dựng các cổng khai thác thông tin từ Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tra cứu và quản lý các tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng xuất nhập khẩu, cũng như nắm bắt được doanh số giao dịch xuất nhập khẩu của các khách hàng này để từ đó có kế hoạch gia tăng thị phần của BIDV. Mặt khác kiểm tra được tình trạng hàng hóa tài trợ, tránh việc tài trợ sai mục đích, khách hàng dùng nguồn tín dụng để đầu tư vào các mục đích khác không đúng với phương án kinh doanh đề xuất.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận của Chương 1 và tình hình thực tế hoạt động TTTM của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2018 được nêu ra tại Chương 2, trên cơ sở định hướng hoạt động chung của Chi nhánh, Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp cho Chi nhánh cũng như các kiến nghị tới Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hi vọng những giải pháp và kiến nghị này sẽ có giá trị tham khảo đối với BIDV nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng.

KẾT LUẬN

Sự ra đời và phát triển của hoạt động Tài trợ thương mại là một kết quả tất yếu, phù hợp với sự vận động của kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng, việc phát triển nghiệp vụ TTTM không những giúp ngân hàng đa đạng hoá loại hình dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh, mở ra khả năng chiếm lĩnh thị trường mà cũng rất phù hợp với các định hướng về phát triển ngân hàng hiện đại. Tỷ trọng hoạt động này trong cơ cấu nguồn thu dịch vụ của NHTM nói chung đang ngày càng tăng lên chứng tỏ tiềm năng và lợi ích đem lại của nó.

Dựa trên mục đích nghiên cứu, đề tài “Hiệu quả hoạt động Tài trợ thương mại tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long” đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hoạt động TTTM cũng như hiệu quả hoạt động này, làm cơ sở luận cho việc đánh giá thực trạng dịch vụ như đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV Thăng Long; mặt khác đề tài cũng nêu lên xu hướng phát triển hoạt động này trong tương lai và trên thế giới làm cơ sở để xây dựng định hướng phát triển tại BIDV Thăng Long trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai, đề tài đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV Thăng Long trong giai đoạn 2016-2018. Qua đó nhận định về những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục; đặc biệt chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, làm cơ sở thực tiễn cho các đề xuất về giải pháp.

Thứ ba, trên cơ sở lý thuyết tại chương 1, phân tích thực trạng tại chương 2, đồng thời xuất phát từ mục tiêu, định hướng hoạt động chung của BIDV Thăng Long, đề tài đã đề xuất một hệ thống giải pháp và những kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động TTTM tại Chi nhánh trong thời gian tới.

nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô trong hội đồng luận văn, đồng nghiệp và bạn bè để đề tài được hoàn thành ở cấp độ nghiên cứu cao hơn song những phân tích, kiến nghị và giải pháp luận văn đưa ra vẫn chưa đầy đủ và hoàn hảo. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình của giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Xuân Quang, xin cảm ơn tới Khoa sau đại học - Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc s này.

1. Hà Nam Khánh Giao, Trần Đông Duy (2016), « Vận dụng thẻ điểm cân bằng đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tại Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) », Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Số 50 (5) 2016 (Ngày 18/08/2016).

2. Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016), « Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế », Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, Tập 19 (Số Q1 - 2016).

3. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), « Hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên », Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 50 Phần D (Ngày 28/06/2017), tr.52-62.

5. Liễu Thu Khúc và Võ Thành Danh (2012), « Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009 », Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, (Số 21a), tr.148-157.

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (2018), Báo cáo Tài trợ thương mại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2018, Hà Nội.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Thăng Long giai đoạn 2016- 2018, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (2018), Báo cáo v/v: Kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng và đăng ký mục tiêu chất lượng giai đoạn 2016-2018, Hà Nội.

Hà Nội.

10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Công văn số 8983/BIDV-KHDNL v/v: Kết quả Đề án thị phần thanh toán XNK của BIDV 9 tháng đầu năm 2017 và Kế hoạch trọng tâm Quý 4/2017, Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công văn v/v Công bố thông tin cam kết thời gian xử lý giao dịch/trả lời khách hàng hàng quý giai đoạn 2016-2018, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Ngân, TS. Hoàng Công Gia Khánh, ThS. Đặng Hoàng Xuân

Huy (2013), « Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam », Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 86 (Tháng 5/2013).

13. Hồ Thị Quỳnh Nga (2015), Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV,

Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Minh Sáng (2012), « Phân tích hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam », Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 79 (Tháng 10/2013).

15. Nguyễn Thị Lan Thanh (2010), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc s Thương mại, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

16. Huỳnh Thị Phương Thảo (2017), Nghiên cứu tác động của Dịch vụ Ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

17. Lê Quang Thuận, Nguyễn Thị Phương Thúy - Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2018), Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam, [trực tuyến] tại:

<

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xu-huong-bao-ho-thuong-mai-tren-

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐÀU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w