Là một hoạt động đặc thù cần hàm luợng chất xám cao, hoạt động TTTM cần có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật và thông lệ quốc tế, trình độ ngoại ngữ tốt, có kỹ năng tu vấn và đàm phán với khách hàng, cũng nhu tính nhanh nhạy trong việc đoán biết và bắt kịp các xu huớng trên
thế giới. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động TTTM tại Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Công tác tuyển dụng cán bộ đặc biệt là cán bộ Quản lý khách hàng doanh nghiệp và cán bộ TTTM cần thực hiện nghiêm túc, khách quan để thu hút những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao. Ưu tiên các các ứng viên có các chứng chỉ được công nhận về trình độ ngoại ngữ (TOEFL, IELTS, TOEIC, B1 khung Châu Âu, các chứng chỉ ngôn ngữ khác.), trình độ chuyên môn TTTM (chứng chỉ CDCS - Certified Documentary Credit Specialist, CIFT - Certificate in International Trade and Finance.) hay bằng cấp chuyên ngành tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh tế quốc tế. của các trường đại học.
- Chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ: ngoài việc yêu cầu các cán bộ Quản lý khách hàng, Quản trị tín dụng và TTTM tham dự các khóa học, đào tạo về nghiệp vụ tập trung/ trực tuyến do Trụ sở chính BIDV tổ chức định kỳ, Chi nhánh cũng tự tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ TTTM hàng năm nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn TTTM cho các cán bộ, đặc biệt là các cán bộ trẻ.
- Định kỳ thực hiện việc kiểm tra năng lực chuyên môn TTTM của đội ngũ Quản lý khách hàng và TTTM qua các bài kiểm tra của hệ thống BIDV và các bài kiểm tra do Chi nhánh tự lập ra, đảm bảo các cán bộ bán hàng phải nắm được sản phẩm của Ngân hàng mình, mặt khác đảm bảo các cán bộ khi luân chuyển sang vị trí khác vẫn nắm bắt được nghiệp vụ một cách nhanh chóng.
- Mô hình Tổ TTTM ở Chi nhánh cũng cần được nghiên cứu và bố trí nhân sự nhằm tập trung phát triển hoạt động này một cách hiệu quả. Có thể học tập mô hình của BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch 1 theo đó Tổ TTTM là 1 tổ độc lập, các cán bộ TTTM trong tổ không kiêm nhiệm thêm công tác Quản lý khách hàng. Một phương án khác là thành lập thêm 1 Phòng KHDN chuyên về khách hàng xuất nhập khẩu và tập trung các khách hàng doanh nghiệp hiện hữu ở các phòng KHDN khác sang, tổ TTTM sẽ trực thuộc phòng KHDN mới này chuyên trách quản lý tất cả các nhu cầu của nhóm khách hàng xuất nhập khẩu.
- Bên cạnh đó, công tác TTTM và thanh toán quốc tế cũng như nhiều áp lực, cần có những cơ chế khen thưởng để kích thích sự nỗ lực, sáng tạo trong công việc cũng như hạn chế tình trạng xin điều chuyển vị trí của cán bộ Ngân hàng.
Việc xây dựng một chính sách nhân sự hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động TTTM nói riêng, qua đó giảm thiểu các sai sót, lỗi tác nghiệp có thể xảy ra, giảm thời gian tác nghiệp qua đó đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong điều kiện cạnh tranh.