trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp với quan điểm đôi bên cùng có lợi. Cụ thể, các doanh nghiệp (Anchor) sẽ được ngân hàng chọn lọc, hỗ trợ vốn vay lưu động để bán hàng và mua hàng cho các nhà cung cấp hoặc các nhà phân phối của họ. Có 2 loại tài trợ SCF:
- Chương trình hỗ trợ tài chính cho nhà cung cấp (SFP): Hỗ trợ tài chính cho những nhà cung cấp được lựa chọn bởi Anchor và nhà cung cấp sẽ được ngân hàng
hỗ trợ thanh toán trước, trong khi đó Anchor sẽ hoàn thành nghĩa vụ thanh
toán cho
Ngân hàng vào ngày đến hạn.
- Chương trình hỗ trợ tài chính cho nhà phân phối (BFP): Hỗ trợ tài chính cho những nhà phân phối được lựa chọn bởi Anchor và ngân hàng thay mặt cho nhà
phân phối thanh toán cho Anchor và sẽ nhận hoàn trả từ các nhà phân phối
vào ngày
đến hạn thanh toán.
Vài năm trở lại đây, hình thức hỗ trợ tài chính cho chuỗi cung ứng dần trở nên phổ biến hơn đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như ô tô, sản xuất và khu vực bán lẻ. Theo khảo sát từ 251 ngân hàng thuộc 91 quốc gia do ICC công bố trong ấn phẩm 2018 Global Trade - Securing Future Growth, 47% ngân hàng đã sử dụng cả các sản phẩm tài trợ thương mại truyền thống và sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên trong số các ngân hàng này, tỷ trọng tài trợ thương mại truyền thống đặc biệt là L/C vẫn chiếm tới 85%. Điều này khá trái ngược với thị trường, khi mà có đến 80% giao dịch sử dụng phương thức thanh toán Ghi sổ - phương thức phù hợp với chuỗi cung ứng hơn là các sản phẩm truyền thống. Tỷ lệ sử dụng sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng ở Bắc Mỹ có phần cao hơn các khu vực khác trên thế giới khi chiếm tới 37% số lượng giao dịch. Trong khi đó ở các khu vực còn lại trong đó có Châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm truyền thống vẫn ở mức cao, lên đến 88-90%.
(Điện mở L/C) cao nhất, chiếm 73.8% thị phần hàng nhập khẩu và 77.2% thị phần hàng xuất khẩu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tương ứng với đó tỷ lệ giao dịch bị từ chối ở Châu Á - Thái Bình Dương cũng đạt mức cao nhất, chiếm 21% tổng lượng giao dịch khu vực này, các vị trí tiếp theo là Trung Đông (18%) và Châu Phi (17%). 27% ngân hàng được khảo sát cho biết việc từ chối giao dịch là do giới hạn tín dụng còn được sử dụng (của quốc gia, ngân hàng hay khách hàng), trong khi 23% thì cho rằng do rủi ro trong hồ sơ, đặc biệt là của các ngân hàng có trụ sở chính ở Trung Đông và Mỹ Latin.
Trong hoạt động TTTM, chứng từ giấy truyền thống vẫn được sử dụng chủ yếu. Dù rằng việc sử dụng giấy là tốn kém và mất thời gian thì 52% số người được hỏi cho biết không có giải pháp nào được thực hiện để cải thiện việc này trong hoạt động tài trợ thương mại truyền thống. Mặt khác, tuy đ có nhiều thảo luận trong ngành về tài liệu điện tử, bao gồm chứng từ vận tải điện tử và vận đơn điện tử, chỉ có 24% ngân hàng báo cáo sử dụng e-B/Ls hoặc tài liệu điện tử khác.
Các ngân hàng khi được hỏi về xu hướng trong tương lai, mặc dù có một vài khác biệt trong định hướng trong 1-3 năm tới nhưng những đối tượng khảo sát nói chung đều cho rằng sẽ có sự chuyển đổi cơ bản trong lĩnh vực TTTM, trong đó có 91% ngân hàng kỳ vọng vào sự tăng trưởng doanh thu từ SFC. Điều này cho thấy quan điểm chung của các nhà băng cho rằng các giải pháp cho tương lai của ngành ngân hàng nói chung và TTTM nói riêng là phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ ngân hàng. 43% ngân hàng tham gia khảo sát cho biết sẽ đặt trọng tâm vào việc đánh giá và phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác là các công ty Fintech để thiết lập nền tảng công nghệ phù hợp nhất cho ngân hàng mình, tạo ra năng lực mới cho hoạt động TTTM.
Một số ứng dụng công nghệ được sử dụng như:
- Phân tích dữ liệu lớn: tập trung vào sự đa dạng các dữ liệu nằm trong nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, thậm chí trên các vị trí địa lý khác nhau để xác định xu hướng và sự bất bình thường của dữ liệu. Điều này cho phép tăng cường quản lý rủi ro, tuân thủ phòng chống rửa tiền và cải thiện ra quyết định doanh nghiệp thông qua
truy cập các dữ liệu trong thời gian thực.
- Trí thông minh nhân tạo: cung cấp các thông tin có thể tiên đoán, tăng cuờng xử lý bởi “khả năng học” của máy móc và công nghệ nhận thức bao gồm cả ngôn
ngữ xử lý tự nhiên. Trí thông minh nhân tạo có thể giải mã dữ liệu phi cấu trúc,
nhận thức đuợc các mô hình quyết định xử lý của con nguời và cải thiện tính chính
xác của các quyết định để xây dựng chiến luợc, nghiên cứu sâu và tự động
hóa các
quy trình.
- Blockchain: là giải pháp lý tuởng cho việc tra cứu và truy xuất dữ liệu chuỗi cung ứng của hàng hóa hữu hình. Nó đảm bảo rằng toàn bộ dữ liệu không bao
giờ bị
sai lệch hay có thể bị can thiệp, trong khi dữ liệu có thể đuợc truy cập và tra
cứu tại
bất cứ khâu nào trong chuỗi cung ứng. Không nhu chính sách tài trợ chuỗi
cung ứng
hiện tại của các ngân hàng - vốn chỉ tập trung vào các nhà cung cấp cấp 1,
việc ứng
dụng công nghệ Blockchain có thể giúp tài trợ chuỗi cung ứng vuơn tới các
nhà cung
cấp ở nhiều cấp độ. Với việc tiếp cận dữ liệu chi tiết về chuỗi cung ứng mà blockchain cung cấp, các ngân hàng có thể tăng cuờng khả năng đánh giá rủi
ro và ra
quyết định cấp tín dụng. Giải pháp này cũng giúp quản lý tốt hơn các khoản
phải thu,
phải trả của khách hàng, bởi khả năng tra cứu đuợc chính xác nguồn gốc xuất
xứ của
Theo khảo sát của Walmart, hiện nay tỷ lệ các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nguyên liệu tại chỗ ở các thị trường như: Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc là khá cao (đều trên 90%). Trong khi đó, tại Việt Nam mặc dù nhu cầu sử dụng trực tiếp các nguồn nguyên liệu, phụ kiện nội địa của các tập đoàn nước ngoài là rất lớn, nhưng mới chỉ có khoảng 26.6% giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI được mua tại Việt Nam; trong đó chỉ có khoảng 10% được mua từ các doanh nghiệp nội địa, số còn lại là các tập đoàn đa quốc gia mua lại lẫn nhau.
Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng tiềm năng để đầu tư phát triển các chuỗi cung ứng tại Việt Nam là rất lớn. Lượng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hợp tác chiến lược và các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) cũng đã tăng trưởng khá mạnh. Thêm vào đó, các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như: dệt may, nông sản, thủy sản đều đ được Chính phủ hỗ trợ các giải pháp về tài chính và hình thành các mô hình kết nối sản xuất - chế biến - tiêu thụ khép kín. Vì thế chỉ cần tạo ra các cơ chế hợp tác phù hợp thì dòng vốn có thể luân chuyển trong các liên kết giữa doanh nghiệp FDI và các nhà cung ứng nội địa.
Đại diện cho sản phẩm SFC có thể điểm tới mô hình hợp tác giữa Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Masan Consumer là công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh như mì gói, nước tương... Ở trong sản phẩm tài chính chuỗi cung ứng này, đối tượng được hướng đến là nhóm nhà phân phối của Masan Consumer, vốn được xem là khá đông đảo với hơn 190,000 điểm bán lẻ trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Từ mối quan hệ đối tác chiến lược với Masan, Techcombank cung cấp nguồn vốn cho các đại lý, nhà phân phối hàng hóa của Masan. Khách hàng có thể thấu chi tài khoản của mình để thanh toán tiền hàng cho Masan (hạn mức tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng).
Mặt khác, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động tài trợ thương mại cũng đ được các NHTM ở Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Đơn cử như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là ngân hàng tiên phong cung cấp dịch vụ Internet banking trong nghiệp vụ TTTM tại Việt Nam. Vietinbank
cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tiếp nhận đề nghị và trả kết quả xử lý các giao dịch TTTM cho khách hàng qua mạng internet 24/7.
Nhu vậy có thể thấy rằng, tuy các sản phẩm tài trợ thuơng mại mới, ứng dụng công nghệ hiện đại đang đuợc triển khai trong phạm vi nhỏ trên thế giới nhung đã đuợc các NHTM Việt Nam nắm bắt xu huớng, nghiên cứu và đua ra thử nghiệm nhằm giảm thiểu rủi ro và huớng tới hiệu quả tối uu trong hoạt động ngân hàng nói chung và tài trợ thuơng mại nói riêng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chuơng 1 là toàn bộ những cơ sở lý thuyết chung nhất về hoạt động tài trợ thuơng mại cũng nhu việc đánh giá hiệu quả hoạt động này tại NHTM. Toàn bộ chuơng đuợc tập trung đi sâu vào lý thuyết các loại hình tài trợ thuơng mại của ngân hàng, vai trò của nó, bên cạnh đó đã đua ra đuợc các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và một số nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động TTTM. Chuơng 1 cũng đua ra bức tranh tổng quan về tình hình TTTM ở Việt Nam và thế giới hiện nay cũng nhu xu huớng hoạt động này trong tuơng lai gần. Vì thế đây là nền tảng cho việc tìm hiểu thực tiễn về đánh giá hiệu quả hoạt động TTTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2016-2018 sẽ đuợc trình bày cụ thể ở Chuơng 2.
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1.1. Quá trì nh hì nh thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) là một trong những chi nhánh của Ngân hàng BIDV được thành lập sớm nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngày 03/04/1974 theo quyết định của Bộ tài chính, Phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (Tiền thân của Ngân hàng BIDV) được thành lập để cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn xây dựng cầu Thăng Long. Ngày 17/07/1981, Phòng chuyên quản được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng công trình trọng điểm Cầu Thăng Long, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 02/04/1991, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Sau khi BIDV cổ phần hóa, Chi nhánh được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long từ ngày 01/05/2012 đến nay.
BIDV Thăng Long có trụ sở tại số 3 đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội cùng với mạng lưới 6 PGD nằm tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân. Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, BIDV Thăng Long đã vượt qua những khó khăn và khẳng định được vị thế của mình như là một trong những chi nhánh ngân hàng top đầu trên địa bàn. Ngày 11/05/2017, Chi nhánh chính thức được Hội sở chính Ngân hàng BIDV phê duyệt vào nhóm các chi nhánh chủ lực của hệ thống giai đoạn 2017 - 2018 và tiếp tục giữ vững vị trí này trong giai đoạn 2018-2019.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo và đề ra các giải pháp chiến lược nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Dưới ban Giám đốc là 5 khối: Khối quản lý khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Các phòng ban của chi nhánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của Ban Giám đốc.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2018
2.1.3.1. Hoạt động Huy động vốn
Công tác huy động vốn cuối kỳ của BIDV Thăng Long giai đoạn 2016 - 2018 có sự tăng trưởng tốt. Trong vòng 3 năm, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trưởng 38%, tương ứng với số tăng trưởng tuyệt đối là 4,736 tỷ đồng. Quy mô vốn huy động tăng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như đóng góp lớn vào hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời là tiền đề để Chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 5,89 2 6,22 2 7,44 5 Trong đó: + Dư nợ cá nhân 1,50 0 1,85 6 2,52 6
+ Dư nợ doanh nghiệp và tồ chức kinh tê 4,39 2 4,36 6 4,91 9 Dư nợ tín dụng bình quân 5,34 5 7 5,84 7 6,58 Nợ quá hạn 0.02% 0.02 % 0.13 % Nợ xấu 0.11% 0.11 % % 0.83
Biểu đồ 2.1. Huy động vốn cuối kỳ tại BIDV Thăng Long 2016-2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
□ Năm 2018 7,975 8,265 1,011 17,251
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD BIDV Thăng Long năm 2016-2018)
Phân loại theo đối tượng khách hàng, có thể thấy huy động vốn từ tổ chức kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng mạnh và dần trở thành nhóm khách hàng có tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Điều này là do BIDV Thăng Long có lợi thế về mối quan hệ với các tổ chức kinh tế lớn như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tập đoàn Điện lực, Nhà máy in tiền quốc gia... Huy động vốn từ dân cư vẫn có sự tăng trưởng tốt về quy mô tuy nhiên do đặc thù nguồn huy động nhỏ lẻ nên tỷ trọng nhóm khách hàng này đang có xu hướng giảm trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh thời gian qua. Nguồn huy động vốn từ định chế tài chính chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động (9%-11%) và không ổn định.
Như vậy, trong giai đoạn 2016-2018, cơ cấu huy động vốn của BIDV Thăng Long đang dịch chuyển dần từ nguồn dân cư sang đối tượng là tổ chức kinh tế và tập trung ở các tập đoàn, công ty lớn. Việc phụ thuộc nguồn vốn vào một nhóm các khách hàng lớn, không bền vững có thể gây rủi ro thanh khoản cho Chi nhánh, khi nguồn tiền gửi này sụt giảm thì khó có thể bù đắp trong thời gian ngắn. Trong thời gian tới BIDV Thăng Long cần tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với xu hướng và chỉ đạo của Trụ sở chính là từng bước đưa BIDV thành một ngân hàng Bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam, đồng thời qua đó giảm rủi ro cho Ngân hàng khi giảm sự phụ thuộc vào một nhóm các tập đoàn lớn.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
BIDV Thăng Long là một đơn vị có dư nợ tương đối thấp trong hệ thống BIDV. Trong những năm qua, Thăng Long BIDV luôn tuân thủ tốt công tác quản lý giới hạn tín dụng của Hội sở chính, kiểm soát dư nợ của tất cả các khách hàng, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao. Tổng dư nợ hàng năm đạt tốc độ tăng