mại của
Ngân hàng thương mại
1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
- Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước
Mỗi sự thay đổi trong chính sách thuế, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách hỗ trợ đầu tư, tự do hóa mậu dịch hay bảo hộ sản xuất trong nước... đều tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, cũng như quy mô, định hướng hoạt động TTTM của NHTM. Nếu được định hướng và quản lý một cách đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, biến động trong khu vực cũng như trên thế giới, nó sẽ mở ra những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó phát triển sản xuất và đa dạng hóa nguồn thu. Các NHTM trong bối cảnh đó cũng mở rộng các hoạt động tài trợ XNK một cách an toàn và hiệu quả.
- Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng xuất nhập khẩu
Ngân hàng là trung gian thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và cấp tín dụng đối với các nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp XNK. Điều đó chứng tỏ bản thân năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tác động tới hoạt động TTTM của ngân hàng. Năng lực SXKD của doanh nghiệp được đánh giá trên các khía cạnh:
+Tài chính: Thông qua các chỉ tiêu nhu phải thu, phải trả, hàng tồn kho, vốn chủ sở hữu, vòng quay vốn luu động, hệ số nợ, hệ số sinh lời... ngân hàng có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có ổn định hay không. Đây là cơ sở đầu tiên để ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
+Năng lực cạnh tranh: doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực XNK khi có khả năng sản xuất ra các sản phẩm chất luợng cao, giá thành hợp lý, thỏa mãn tốt nhu cầu của nguời tiêu dùng thì sẽ tạo dựng đuợc vị thế trên thị truờng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn vốn cho ngân hàng cao.
+Năng lực quản trị điều hành: Tầm nhìn và năng lực điều hành của nguời l ãnh đạo đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, khi đánh giá doanh nghiệp cần xem xét năng lực, phẩm chất đạo đức và thiện chí của nguời lãnh đạo trong hợp tác với Ngân hàng.
+Chiến luợc sản xuất kinh doanh: cho biết kế hoạch giúp doanh nghiệp có nguồn thu và điều kiện để sản xuất kinh doanh hiệu quả, dòng tiền luân chuyển phù hợp với chu kỳ sản xuất và thời hạn các khoản tín dụng của doanh nghiệp. Mặt khác chiến luợc sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao cũng tác động tích cực đến quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
- Quy mô hoạt động và uy tín của Ngân hàng
Khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng đối với doanh nghiệp bị giới hạn bởi tỷ lệ và cơ cấu nguồn vốn tự có của Ngân hàng. Nếu vốn tự có quá nhỏ sẽ hạn chế khả năng tài trợ của Ngân hàng đối với khách hàng, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng tập đoàn, tổng công ty có doanh số và giá trị 1 giao dịch rất lớn. Từ đó dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng hoạt động TTTM và hạn chế lợi nhuận thu đuợc từ hoạt động này.
Mặt khác, uy tín cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động TTTM nói riêng. Cam kết do một ngân hàng uy tín phát hành sẽ dễ dàng đuợc chấp chận, giảm các chi phí không cần thiết cho khách hàng. Ngân hàng có uy tín tốt cũng là cơ sở để thiết lập quan hệ
đại lý với các ngân hàng nước ngoài từ đó mở rộng mạng lưới thanh toán của ngân hàng trên toàn thế giới.
Ngoài ra uy tín cũng tạo lợi thế cho ngân hàng trong việc nâng cao và duy trì vị thế với cổ đông, đối tác và nhà đầu tư, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn hỗ trợ cho việc phát triển.
- Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và TTTM nói riêng trong từng thời kỳ
Trên cơ sở nguồn lực đầu vào là khan hiếm trong khi các mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng, do đó mỗi ngân hàng cần xác định chiến lược phát triển phù hợp trên cơ sở lợi thế sẵn có của ngân hàng mình qua đó tối đa hóa lợi nhuận thu được. Với đặc thù là hoạt động giao dịch quốc tế, cần nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, máy móc thiết bị hỗ trợ hiện đại do đó cần phải được xem xét phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và có định hướng phát triển phù hợp ví dụ nhóm ngành kinh tế ưu tiên tài trợ, địa bàn sản xuất kinh doanh ưu tiên, nhóm khách hàng ưu tiên.
- Mô hình tổ chức hoạt động TTTM và trình độ của cán bộ TTTM
Hoạt động TTTM cần được tổ chức theo một mô hình thống nhất từ hội sở chính xuống chi nhánh theo một quy trình cụ thể, tinh gọn, đảm bảo tiết kiệm chi phí và thời gian tác nghiệp, đồng thời an toàn và chính xác, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp cho ngân hàng. Ngân hàng cũng cần xây dựng hệ thống các quy trình nghiệp vụ và cam kết thời gian xử lý đối với từng loại sản phẩm TTTM cụ thể, đảm bảo việc thực hiện nghiệp vụ thống nhất trong phạm vi toàn hệ thống.
Bên cạnh yếu tố mô hình tổ chức, trình độ của các bộ TTTM cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTTM. Như đ trình bày ở trên, do đặc thù hoạt động TTTM chủ yếu là tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu với phạm vi vượt khỏi biên giới quốc gia, cho nên sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do bất đồng hệ thống chính trị - pháp luật, ngôn ngữ, phong tục tập quán... Cán bộ TTTM chính là người tư vấn cho khách hàng những rủi ro có thể gặp và cách để hạn chế các rủi ro đó. Mặt khác, cán bộ TTTM cũng là người kết nối các sản phẩm của ngân
hàng đến khách hàng, do đó bản thân cán bộ TTTM cần phải hiểu rõ nghiệp vụ, sản phẩm của ngân hàng mình mới có thể tiếp thị và tư vấn cho khách hàng. Hiện nay mảng TTTM ở các ngân hàng thường yêu cầu nhân viên phải có/hoàn thiện các chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ do bản thân ngân hàng tự tổ chức đào tạo và cấp bằng, các chứng chỉ quốc tế được công nhận trên toàn thế giới như chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist).
- Nen tảng cơ sở vật chất và công nghệ thông tin của ngân hàng hỗ trợ hoạt động TTTM
Bao gồm hệ thống máy tính, máy scan, máy in, điện thoại và các chương trình, ứng dụng hỗ trợ ngân hàng trong việc khởi tạo, thực hiện và quản lý các giao dịch TTTM, hỗ trợ kết nối giữa các bộ phận liên quan và các nguồn dữ liệu cung cấp bởi bên thứ ba như Bộ kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC... từ đó giúp giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, thời gian tác nghiệp và nhân sự, mặt khác tăng tính an toàn và chính xác trong việc tác nghiệp, nhờ đó nâng cao chất lượng hoạt động TTTM.
- Các nghiệp vụ hỗ trợ TTTM
Hoạt động TTTM và một số nghiệp vụ có liên quan khác của NHTM như tín dụng, huy động vốn ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ và phái sinh, thanh toán quốc tế. có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, giúp thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng qua đó tối đa tổng hòa lợi ích thu được tính trên đầu khách hàng.
Trên đây là một số nhân tố có tác động chủ yếu đến hoạt động TTTM. Các NHTM trên cơ sở nguồn lực sẵn có và định hướng kinh doanh của mình, cần có các chính sách phù hợp để khai thác triệt để những tác động tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố nói đến trến hoạt động TTTM nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.