PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1.1. Quá trì nh hì nh thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) là một trong những chi nhánh của Ngân hàng BIDV được thành lập sớm nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngày 03/04/1974 theo quyết định của Bộ tài chính, Phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (Tiền thân của Ngân hàng BIDV) được thành lập để cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn xây dựng cầu Thăng Long. Ngày 17/07/1981, Phòng chuyên quản được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng công trình trọng điểm Cầu Thăng Long, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 02/04/1991, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long. Sau khi BIDV cổ phần hóa, Chi nhánh được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long từ ngày 01/05/2012 đến nay.
BIDV Thăng Long có trụ sở tại số 3 đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội cùng với mạng lưới 6 PGD nằm tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân. Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, BIDV Thăng Long đã vượt qua những khó khăn và khẳng định được vị thế của mình như là một trong những chi nhánh ngân hàng top đầu trên địa bàn. Ngày 11/05/2017, Chi nhánh chính thức được Hội sở chính Ngân hàng BIDV phê duyệt vào nhóm các chi nhánh chủ lực của hệ thống giai đoạn 2017 - 2018 và tiếp tục giữ vững vị trí này trong giai đoạn 2018-2019.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo và đề ra các giải pháp chiến lược nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Dưới ban Giám đốc là 5 khối: Khối quản lý khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Các phòng ban của chi nhánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của Ban Giám đốc.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2018
2.1.3.1. Hoạt động Huy động vốn
Công tác huy động vốn cuối kỳ của BIDV Thăng Long giai đoạn 2016 - 2018 có sự tăng trưởng tốt. Trong vòng 3 năm, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trưởng 38%, tương ứng với số tăng trưởng tuyệt đối là 4,736 tỷ đồng. Quy mô vốn huy động tăng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như đóng góp lớn vào hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời là tiền đề để Chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 5,89 2 6,22 2 7,44 5 Trong đó: + Dư nợ cá nhân 1,50 0 1,85 6 2,52 6
+ Dư nợ doanh nghiệp và tồ chức kinh tê 4,39 2 4,36 6 4,91 9 Dư nợ tín dụng bình quân 5,34 5 7 5,84 7 6,58 Nợ quá hạn 0.02% 0.02 % 0.13 % Nợ xấu 0.11% 0.11 % % 0.83
Biểu đồ 2.1. Huy động vốn cuối kỳ tại BIDV Thăng Long 2016-2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
□ Năm 2018 7,975 8,265 1,011 17,251
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD BIDV Thăng Long năm 2016-2018)
Phân loại theo đối tượng khách hàng, có thể thấy huy động vốn từ tổ chức kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng mạnh và dần trở thành nhóm khách hàng có tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Điều này là do BIDV Thăng Long có lợi thế về mối quan hệ với các tổ chức kinh tế lớn như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tập đoàn Điện lực, Nhà máy in tiền quốc gia... Huy động vốn từ dân cư vẫn có sự tăng trưởng tốt về quy mô tuy nhiên do đặc thù nguồn huy động nhỏ lẻ nên tỷ trọng nhóm khách hàng này đang có xu hướng giảm trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh thời gian qua. Nguồn huy động vốn từ định chế tài chính chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động (9%-11%) và không ổn định.
Như vậy, trong giai đoạn 2016-2018, cơ cấu huy động vốn của BIDV Thăng Long đang dịch chuyển dần từ nguồn dân cư sang đối tượng là tổ chức kinh tế và tập trung ở các tập đoàn, công ty lớn. Việc phụ thuộc nguồn vốn vào một nhóm các khách hàng lớn, không bền vững có thể gây rủi ro thanh khoản cho Chi nhánh, khi nguồn tiền gửi này sụt giảm thì khó có thể bù đắp trong thời gian ngắn. Trong thời gian tới BIDV Thăng Long cần tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với xu hướng và chỉ đạo của Trụ sở chính là từng bước đưa BIDV thành một ngân hàng Bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam, đồng thời qua đó giảm rủi ro cho Ngân hàng khi giảm sự phụ thuộc vào một nhóm các tập đoàn lớn.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
BIDV Thăng Long là một đơn vị có dư nợ tương đối thấp trong hệ thống BIDV. Trong những năm qua, Thăng Long BIDV luôn tuân thủ tốt công tác quản lý giới hạn tín dụng của Hội sở chính, kiểm soát dư nợ của tất cả các khách hàng, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao. Tổng dư nợ hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2016 - 2018 như sau:
Bảng 2.1. Dư nợ tại BIDV Thăng Long 2016-2018
Thăng Long có sự tăng trưởng về mặt quy mô qua các năm, từ mức dư nợ bình quân 5,345 tỷ đồng năm 2016 lên tới 6,587 tỷ đồng năm 2018, tương ứng với mức tăng 1,242 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 23%; trong đó, dư nợ bán lẻ tăng 1,026 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 68%. Điều này là phù hợp với định hướng phát triển chung của hệ thống BIDV. Đi kèm với sự phát triển về quy mô tín dụng là tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 tuy thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước đó và vẫn nằm trong giới hạn Trụ sở chính giao nhưng đ có dấu hiệu tăng mạnh.
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Chênh lệch thu chi 28
9
34 Ĩ
407
"2 Lợi nhuận trước thuế 20
7 6" 28 3ĨT 3 Tổng thu ròng 390" 45 3 516~ 131 Thu ròng huy động vốn 214.4 24 0 268. 3 ~T2 Thu ròng từ tín dụng 88 ĩĩĩ 131. 4 13 Tổng thu dịch vụ 744 89. 5 110. 9 3.4
Thu hạch toán ngoại bảng và thu khác 13.2 11. 5 5.4 ^4 Thu ròng từ hoạt động bán lẻ ĨĨ7 126.2 146. 5 3 Trích dự phòng rủi ro 57 34. 4 47 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Biểu đồ 2.2. Kết quả hoạt động khác tại BIDV Thăng Long 2016-2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
□ Thu phí bảo hiểm 3.1 2.8 4.8
□ Thu kinh doanh NT & Psl 7.9 13.3 15.8
□ Thu dịch vụ ròng 63.4 73.4 90.3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD BIDV Thăng Long năm 2016-2018)
Thực hiện mục tiêu chung của BIDV trong kế hoạch 5 năm 2015-2020 là xây dựng một ngân hàng hiện đại, năng động, đa dịch vụ, trong thời gian qua BIDV Thăng Long đã luôn chú trọng cải thiện về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Do đó, thu nhập từ các mặt dịch vụ khác của Chi nhánh cũng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2018, tổng thu các mặt hoạt động dịch vụ của BIDV Thăng Long đã tăng trưởng tới 49% từ 74.4 tỷ đồng năm 2016 lên 110.9 tỷ đồng năm 2018. Trong đó, thu dịch vụ ròng tăng trưởng 42.4%, thu kinh doanh ngoại tệ & phái sinh tăng trưởng 100%, thu phí bảo hiểm tăng trưởng 55%.
2.1.3.4. Hiệu quả kinh doanh
Bảng 2.2. Kết quả HĐKD của BIDV Thăng Long 2016-2018
BIDV Thăng Long đã có sự tăng trưởng trên tất cả các mặt. Trong cơ cấu thu nhập ròng của Chi nhánh, huy động vốn vẫn là hoạt động mang lại thu nhập ròng chiếm tỷ trọng lớn nhất (>50%). Tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập ròng từ huy động vốn trên tổng thu ròng đang có xu hướng giảm dần do Chi nhánh định hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập, tăng trưởng mạnh nguồn thu từ dịch vụ. Chênh lệch thu chi, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khá trong điều kiện hoạt động kinh doanh phải đối mặt với nhiều thách thức, hoàn thành kế hoạch năm do Trụ sở chính BIDV giao.
Nhìn chung, trong giai đoạn này, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Ban lãnh đạo, sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, BIDV Thăng Long đã được phần lớn các mục tiêu chính đã đề ra trong Đề án kế hoạch 5 năm 2016-2021. Chi nhánh đã có sự tăng trưởng cũng như cải thiện rõ rệt hiệu quả các mảng hoạt động như huy động vốn, cho vay, dịch vụ, đồng thời kiểm soát tốt nợ quá hạn, nợ xấu, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng, cụ thể:
- Đưa Chi nhánh ra khỏi nhóm các Chi nhánh tái cơ cấu của hệ thống, từ một Chi nhánh hạng 2 lên Chi nhánh hạng 1, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ
nhân viên Chi nhánh.
- Đưa Chi nhánh vào Top các Chi nhánh chủ lực của hệ thống giai đoạn 2017- 2018 và 2018-2019.
2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA BIDV
THĂNG LONG
2.2.1. Đầu vào của hoạt động Tài trợ thương mại
2.2.1.1. Tổ chức nhân sự hoạt động TTTM
Tại BIDV, Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại (TTTN TTTM - TFC) được thành lập với chức năng tập trung hóa xử lý tác nghiệp các giao dịch TTTM của hệ thống BIDV. TFC thực hiện khởi tạo, xử lý, phê duyệt giao dịch phát sinh và trả kết quả về cho chi nhánh để chuyển tiếp tới khách hàng. Chi nhánh đóng vai trò giới thiệu sản phẩm, tạo lập quan hệ, quản lý tài khoản, hạn mức khách hàng, khi phát sinh một giao dịch bất kỳ liên quan đến TTTM, chi nhánh tạo đề nghị thực hiện giao dịch chuyển tiếp lên TFC thông qua chương trình xử lý tập trung (Trade Finance Plus - TF+) kèm theo các hồ sơ chứng từ của khách hàng. Trong việc trao đổi thông tin giữa Khách hàng - Chi nhánh - TFC, chi nhánh là cầu nối liên lạc, chuyển tải thông tin từ khách hàng tới TFC và ngược lại.
Ở cấp độ chi nhánh, trước đây hoạt động TTTM tại BIDV Thăng Long được thực hiện riêng biệt tại các Phòng khách hàng, theo đó mỗi cán bộ Quản lý khách hàng sẽ vừa thực hiện công tác tín dụng vừa thực hiện tác nghiệp tài trợ thương mại đối với từng khách hàng mà mình quản lý.
Ngày 01/04/2015, Tổ Tài trợ thương mại trực thuộc Phòng Khách hàng doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 0727/QĐ-BIDV.TL ngày 26/03/2015 của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, căn cứ theo Công văn số 35/CV-KHDN ngày 06/01/2015 của Trụ sở chính BIDV về việc Thành lập tổ bán hàng Tài trợ thương mại, trong đó yêu cầu các Chi nhánh thành lập tổ bán hàng TTTM chuyên biệt. Như vậy, hoạt động tác nghiệp TTTM đ được tập trung về một đầu mối nhằm chuyên nghiệp hóa mảng dịch vụ này của Ngân hàng, nâng Hiện nay, Tổ TTTM tại BIDV Thăng Long trực thuộc Phòng KHDN3, gồm 1 tổ trưởng kiêm Phó phòng KHDN và 2 tổ viên, có nhiệm vụ:
- Đầu mối quản lý nghiệp vụ TTTM tại chi nhánh, phối hợp với các phòng ban liên quan để tiếp cận, phát triển khách hàng sử dụng các sản phẩm TTTM và bán
các sản phẩm TTTM của BIDV.
- Đầu mối tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về dịch vụ TTTM, kiểm tra tư vấn hồ sơ và phối hợp với các đơn vị tại Chi nhánh và Trụ sở chính thực hiện các giao
dịch TTTM.
- Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả TTTM tại chi nhánh.
Bảng 2.3. Chi phí lương tổ TTTM tại BIDV Thăng Long 2016-2018
2 Tổ viên 2 bậc 1 7 8 9 3
Tổng cộng 843.3
Có thể thấy cơ cấu nhân sự và chi phí lương cho Tổ TTTM là khá ổn định, trong giai đoạn 2016-2018, các cán bộ thuộc tổ có sự luân chuyển vị trí công tác tuy nhiên đ được Ban l nh đạo chi nhánh quan tâm bổ sung ngay nhân sự thiếu cho Tổ, giúp cho công tác của Tổ được thực hiện thông suốt, đảm bảo việc phục vụ khách hàng không bị gián đoạn.
2.2.1.2. Quy trình tác nghiệp TTTM
Hoạt động tác nghiệp TTTM tại BIDV nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng
được thực hiện và điều chỉnh dựa trên các căn cứ pháp lý (Chi tiết tại Phụ lục 1): - Các luật và công ước quốc tế, các hiệp định đa biên, song biên
- Luật quốc gia
- Thông lệ và tập quán quốc tế
- Quy định cụ thể do BIDV ban hành
Dựa vào các cơ sở trên, quy trình tác nghiệp TTTM thực hiện như sau: - Nguyên tắc thực hiện:
a) Việc thực hiện tác nghiệp TTTM phải được thực hiện qua 2 khâu: thanh toán viên thực hiện giao dịch và kiểm soát viên phê duyệt giao dịch theo thẩm quyền được giao. Tùy theo việc phân cấp, ủy quyền tại từng thời kỳ, việc phê duyệt
một giao dịch có thể được thực hiện bởi một hoặc nhiều kiểm soát viên. b) Việc giao/nhận hồ sơ, chứng từ giữa các bộ phận liên quan và với khách
hàng phải có ký nhận hoặc lưu báo cáo (nếu gửi qua thư/fax) thể hiện rõ thời gian
thực hiện và người thực hiện. - Các bước thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận giao dịch:
Bộ phận TTTM tiếp nhận hồ sơ đề nghị thực hiện giao dịch từ khách hàng/Ngân hàng đại lý; kiểm tra theo Quy định phòng, chống rửa tiền của BIDV.
Đóng dấu tiếp nhận hồ sơ; ghi nhận cụ thể thời gian nhận (gồm thông tin về giờ, phút và ngày, tháng, năm).
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ:
Bộ phận TTTM kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đề nghị thực hiện giao dịch;
Kiểm tra các điều kiện thực hiện giao dịch đã được thực hiện đầy đủ theo quy định của từng nghiệp vụ như kiểm tra tiền ký quỹ, kiểm tra hạn mức khách hàng;
Thực hiện ký quỹ giao dịch đối với các trường hợp đồng tiền ký quỹ khác với đồng tiền giao dịch;
Bộ phận TTTM gửi hồ sơ đề nghị thực hiện giao dịch theo quy định của từng nghiệp vụ và kết quả kiểm tra chứng từ (áp dụng đối với trường hợp có chứng từ đòi tiền) tới TFC qua chương trình TF+ (các trường hợp gửi hồ sơ qua fax, email chỉ được thực hiện khi TF+ gặp sự cố; Chi nhánh hoàn gửi hồ sơ đã gửi qua fax, email qua TF+ khi chương trình này được khôi phục).
Bước 4: Tiếp nhận và xử lý giao dịch tại TFC:
TFC tiếp nhận giao dịch do Chi nhánh gửi tới qua chương trình TF+; Kiểm tra và xử lý giao dịch trên cơ sở đề nghị của Chi nhánh và hồ sơ, chứng từ được gửi.
Sau khi giao dịch được duyệt, chứng từ đã tạo trong quá trình thực hiện được tự động gửi về Chi nhánh qua Chương trình TF để Chi nhánh hoàn tất giao dịch.
Bước 5: Hoàn tất giao dịch tại Chi nhánh:
In, ký và luân chuyển hồ sơ, chứng từ, điện Swift đến đã được TFC/hệ thống tạo/chuyển về Chi nhánh.
Theo dõi phản hồi của khách hàng (đối với giao dịch chờ ý kiến trả lời từ khách hàng) để chuyển TFC xử lý theo quy định của từng nghiệp vụ.
2.2.1.3. Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và phần mềm