Do bản chất hoạt động TTTM cũng là việc cấp tín dụng cho khách hàng, do đó công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động TTTM là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua đó có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng giúp phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ Quản lý khách hàng, cán bộ TTTM gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động TTTM, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ TTTM tham gia vào công tác kiểm tra kiểm soát. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ kiểm soát.
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra. Ngoài việc tự theo dõi của Tổ TTTM và Chi nhánh, cần định kỳ đăng ký với Trụ sở chính BIDV về việc kiểm tra đánh giá của bên thứ 3 độc lập như Đánh giá ISO 9001:2015 của Tuv Nord - tổ chức thử nghiệm và kiểm định nổi tiếng của Đức, Chương trình Khách hàng bí mật... nhằm tăng tính khách quan, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng thắn của các cán bộ thuộc nội bộ Chi nhánh.
- Thực hiện nghiêm túc việc thế chấp lô hàng nhập khẩu/ khoản phải thu, quyền đòi nợ từ các hợp đồng xuất khẩu đối với các khoản tài trợ xuất nhập khẩu tại
Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản để đảm bảo khả năng thu hồi khoản vay trong truờng hợp phát sinh rủi ro, đồng thời đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tránh rủi ro tín dụng. Việc nhận thế chấp hàng hóa luân chuyển cũng là một chính sách khách hàng tốt, giúp Chi nhánh có thể tiếp cận đối với đối tuợng khách hàng xuất nhập khẩu tiềm năng nhung không có nhiều tài sản khác nhu bất động sản, máy móc thiết bị, phuơng tiện vận tải hay tiền gửi để thế chấp, cầm cố tại Ngân hàng. Việc thực hiện tác nghiệp TTTM đối với nhóm khách hàng này phải tuân thủ theo đúng Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức của BIDV (Hiện tại là Quy định số 8081/QyĐ-BIDV ngày 27/12/2018), trong đó nêu rõ:
“Truờng hợp khách hàng cầm cố/ thế chấp bằng lô hàng nhập, hoặc các truờng hợp khác nếu thấy cần thiết: Bộ phận Quản lý khách hàng và Bộ phận Quản trị tín dụng cần ghi rõ luu ý: “Việc bảo l nh nhận hàng/ký hậu vận đơn/bao gồm cả ủy quyền nhận hàng phải có ý kiến của Bộ phận Quản lý khách hàng và Bộ phận Quản trị tín dụng” trên Đề xuất đảm bảo nguồn vốn thanh toán mở L/C”.
Quy định này là chặt chẽ hơn các truờng hợp mở L/C đảm bảo bằng tài sản khác, khi đó chỉ cần thông qua một đầu mối duy nhất là Tổ TTTM mà không cần có ý kiến của Bộ phận Quản lý khách hàng và Quản trị tín dụng.
- Thực hiện việc luân chuyển định kỳ cán bộ Quản lý khách hàng và cán bộ Tổ TTTM trên cơ sở đảm bảo các cán bộ này đều có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng bán các sản phẩm TTTM. Để thực hiện đuợc việc đó, nhu đã nói ở trên, công tác đào tạo và kiểm tra kiến thức nghiệp vụ cần đuợc thực hiện thuờng xuyên và bài bản.