Hỗ trợ tài chính dưới hình thức tài trợ cấp phát của Quỹ BVMTVN bao gồm: Tài trợ; Hỗ trợ lãi suất vay vốn sau đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng; Hỗ trợ vốn đầu tư đối với các dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường; Trợ giá điện gió nối lưới; Hỗ trợ các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ, tài trợ được thực hiện theo các chỉ tiêu tương ứng như sau:
- Đối với hoạt động tài trợ
+ Chỉ tiêu 1: Doanh số tài trợ cho các hoạt động/dự án bảo vệ môi trường + Chỉ tiêu 2: Số hoạt động/dự án bảo vệ môi trường được nhận tài trợ từ Quỹ BVMTVN
+ Chỉ tiêu 1: Doanh số hỗ trợ lãi suất vay vốn sau đầu tư
+ Chỉ tiêu 2: Số dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tại Quỹ BVMTVN
- Đối với hoạt động chi trợ giá điện gió nối lưới + Chỉ tiêu 1: Doanh số chi trợ giá điện gió
Hoạt động chi trợ giá điện gió nối lưới được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011 và Thông tư số 96/2012/TT-BTC ngày 08/6/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới. Theo đó, bên mua điện (Tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc đơn vị trực thuộc được ủy quyền) sẽ có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các Dự án điện gió với giá mua điện tại thời điểm giao nhận điện là 1.614 đồng /kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 7,8 UScents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Nhà nước hỗ trợ giá điện cho Bên mua điện đối với toàn bộ sản lượng điện mua từ các nhà máy điện gió là 207 đồng/kWh (tương đương 1,0 UScents/kWh) thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
Doanh số chi trợ giá điện gió được tính bằng tổng số tiền hỗ trợ giá điện cho từng dự án trong năm. Số tiền hỗ trợ giá điện cho Bên mua điện được xác định như sau:
Số tiền hỗ trợ Mức hỗ trợ giá Sản lượng điện ... Z .A ʌ= ... Z.A 'L. x ’
giá điện (đồng) điện (đồng/kWh) mua (kWh)
Trong đó, sản lượng điện mua là sản lượng điện năng của Bên bán điện thực tế giao cho Bên mua điện trong từng đợt thanh toán tại điểm giao nhận điện và được Bên bán điện và Bên mua điện cùng xác nhận. Phương thức giao nhận điện năng giữa hai bên phải phù hợp với quy định đo đếm điện năng do Bộ Công thương ban hành.
+ Chỉ tiêu 2: Việc chấp hành dự toán chi hỗ trợ giá điện hàng năm
Hàng năm, căn cứ phương án phân bổ chi ngân sách trung ương hàng năm được Quốc hội quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính thực hiện giao dự toán chi hỗ trợ giá điện cho Quỹ BVMTVN để thực hiện chi trợ giá cho các dự án. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị hỗ trợ giá điện của Bên mua điện theo từng đợt trong năm, Quỹ BVMTVN kiểm tra, xác định mức phải hỗ trợ cho Bên mua điện theo quy định để thực hiện rút dự toán với hạn mức bằng tổng mức phải hỗ trợ cho Bên mua điện theo từng đợt và thanh toán trực tiếp số tiền hỗ trợ cho Bên mua điện, đảm bảo lũy kế các đợt rút dự toán không vượt quá dự toán cả năm đã được giao.
Việc chấp hành dự toán chi hỗ trợ giá điện hàng năm được thể hiện qua số tiền giải ngân chi trợ giá điện cho bên mua điện của Quỹ BVMTVN trên dự toán được giao.
- Đối với hoạt động hỗ trợ vốn đầu tư đối với các dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường: Đây là nhiệm vụ mới, được giao cho Quỹ BVMTVN triển khai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BTC ngày 10/02/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường. Theo đó, Quỹ BVMTVN sẽ thực hiện hỗ trợ 10% tổng vốn đầu tư thiết bị triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài
trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Quỹ BVMTVN. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2018, ngân sách nhà nước vẫn chưa bố trí nguồn kinh phí này trong dự toán chi ngân sách hàng năm cho Quỹ BVMTVN, do đó, Quỹ BVMTVN vẫn chưa có nguồn lực để triển khai hoạt động này.
(dự án CDM): Theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, Quỹ
BVMTVN có trách nhiệm tổ chức thu lệ phí bán CERs dùng để chi hỗ trợ cho
các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về CDM; lập, xây dựng phê duyệt tài liệu dự án CDM; quản lý và giám sát thực hiện dự án CDM và các mục đích khác có liên quan đến CDM theo quy định của pháp luật; chi trợ giá cho các sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực cần ưu tiên. Theo đó, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động này gồm có:
+ Chỉ tiêu 1: Số lượng CERs được Quỹ BVMTVN đăng ký và theo dõi quản lý
+ Chỉ tiêu 2: Số tiền thu từ lệ phí bán/chuyển CERs (theo quy định tại Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2017, nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM khi bán CERs phải nộp lệ phí bán CERs. Lệ phí bán CERs được tính bằng tỷ lệ % trên số tiền bán CERs mà nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM thu được, mức thu lệ phí cụ thể quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 04/7/2008 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường)
+ Chỉ tiêu 3: Số tiền hỗ trợ các hoạt động liên quan đến dự án CDM + Chỉ tiêu 4: Số tiền chi trợ giá sản phẩm dự án CDM.
Dự án CDM được xét trợ giá từ Quỹ BVMTVN là dự án điện được sản xuất từ năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt và thủy triều hoặc sản xuất từ thu hồi khí meetan từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than.
Mức trợ giá cho một đơn vị sản phẩm được xác định như sau:
Mức trợ giá Chi phí thực tế Mức lợi nhuận Giá bán thực tế 01 đơn vị sản = sản xuất 01 đơn + kế hoạch/01 đơn - của 01 đơn vị
Quỹ BVMTVN có trách nhiệm thẩm định chi phí thực tế sản xuất 01 đơn vị sản phẩm, mức lợi nhuận kế hoạch để xác định mức trợ giá đối với sản phẩm của từng dự án CDM trình Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, quyết định mức trợ giá cho một đơn vị sản phẩm của từng dự án.