trường Việt Nam
a) Căn cứ đề ra giải pháp
Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ hiện nay chưa hiệu quả, việc lấy ý kiến các thành viên hội đồng làm kéo dài thời gian ra quyết định trong hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ, dẫn đến giảm tính kịp thời của chính sách hỗ trợ.
b) Nội dung tiến hành của giải pháp
Theo đó, cần tiến hành sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMTVN theo hướng: (i) Sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý là quyết định phê duyệt kế hoạch, chiến lược hoạt động và những vấn đề mang tính định hướng cho hoạt động của Quỹ, không bao gồm việc ra quyết định nghiệp vụ của Quỹ; (ii) Tăng thẩm quyền quyết định cho Giám đốc Quỹ, qua đó rút ngắn quy trình thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ, và nâng cao trách nhiệm của Ban điều hành Quỹ trong việc kiểm soát, thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính.
c) Kết quả mong đợi của giải pháp
Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ của khách hàng, đồng thời vẫn phải đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
3.4.2. Nhóm giải pháp về nâng cao tính liên kết giữa hệ thống các Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam tại Việt Nam
a) Căn cứ đưa ra giải pháp
- Quỹ BVMTVN có phạm vi hoạt động khá rộng tại 45 tỉnh, thành phố) nhưng Quỹ chỉ có một trụ sở chính tại Hà Nội, do đó, như đánh giá tại phần tồn tại, hạn chế nêu trên, hoạt động của Quỹ tương đối bị bó hẹp như: (i) Quỹ hạn chế nhận thế chấp tài sản đảm bảo do không thể kiểm tra, giám sát tài sản
có các đầu mối tại địa phương để tìm kiếm được các khách hàng tốt.
- Hiện nay, trên toàn quốc đã có 44 quỹ bảo vệ môi trường địa phương được thành lập và đi vào hoạt động. Các quỹ bảo vệ môi trường địa phương do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập. Nguồn vốn hoạt động do ngân sách địa phương cấp phát và kêu gọi, thu hút đóng góp ngoài ngân sách từ các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên các quỹ này hoạt động rời rạc, không có mối liên hệ ràng buộc cả về pháp lý cũng như nghiệp vụ giữa các quỹ.
b) Nội dung giải pháp:
Một số giải pháp đặt ra để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như hiệu quả quản lý tài chính của các quỹ BVMT thông qua tăng cường mối liên kết của các Quỹ BVMT từ Trung ương đến địa phương như:
(i) Hoàn thiện căn cứ pháp lý thành lập, tổ chức và hoạt động của các Quỹ BVMT địa phương. Quỹ BVMT địa phương được thành lập là một trong
những công cụ để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường đã được quy định
trong Luật bảo vệ môi trường 2014. Qua báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi
trường và thực tế kết quả hoạt động của các Quỹ BVMT đã khẳng định: Quỹ
BVMT đã bước đầu phát huy được vai trò và hiệu quả trong sự nghiệp
bảo vệ
môi trường, tạo điều kiện để thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường,
giảm áp lực, gánh nặng cho ngân sách nhà nước chi cho hoạt động bảo
vệ môi
nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ bảo vệ môi trường địa phương.
(ii)Thống nhất các Quỹ BVMT trong cả nước thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương, các quỹ bảo vệ môi trường có thể liên kết với
nhau dưới
hình thức cho vay hợp vốn, ủy thác cho vay, liên kết tài trợ, chia sẻ thông tin,...
(iii) Quỹ BVMTVN có thể ủy thác một phần vốn tới các Quỹ BVMT
địa phương có chất lượng hoạt động tốt để cho vay vốn đối với các dự
án tại
địa phương theo lĩnh vực ưu tiên và tiêu chí lựa chọn của Quỹ
BVMTVN. Mô
hình này có thể giúp Quỹ BVMTVN đẩy mạnh hoạt động cho vay, giảm số
dư tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước nhưng cũng đòi
hỏi hệ thống quản lý các Quỹ BVMT vững chắc, có sự liên kết chặt chẽ giữa
Trung ương và địa phương.
c) Kết quả mong đợi của giải pháp
Thiết lập được một hệ thống Quỹ BVMT từ Trung ương đến địa phương, tăng cường liên kết giữa các quỹ về nguồn vốn, cho vay, dữ liệu khách hàng, công nghệ thông tin,... với đầu mối là Quỹ BVMTVN.