Đối với nhóm hoạt động quản lý thu chi tài chính

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỎ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 42)

Theo quy định tại Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014, Quỹ BVMTVN hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn vốn điều lệ và tự chủ về tài chính. Do đó, hiệu quả hỗ trợ tài chính của Quỹ BVMTVN thể hiện qua các chỉ tiêu về tự chủ tài chính của Quỹ như:

(i) Tổng doanh thu trong kỳ:

Doanh thu của Quỹ BVMTVN là các khoản phải thu phát sinh trong kỳ từ: Thu nghiệp vụ (thu lãi cho vay, thu phí dịch vụ nhận ủy thác cho vay,...); Thu hoạt động tài chính (thu lãi tiền gửi); Các khoản thu khác (thu thanh lý tài sản cố định, thu đền bù tổn thất tài sản, thu nợ đã xóa nay thu hồi được,..). Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu qua các năm cho thấy sự hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Quỹ BVMTVN. Ngoài ra, cơ cấu doanh thu trong kỳ còn phản ánh hoạt động sử dụng vốn chính của Quỹ BVMTVN. Nếu doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi ngân hàng) cao, chiếm tỷ trọng lớn thì điều đó cho thấy nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ BVMTVN lớn, và ngược lại.

(ii)Tổng chi phí trong kỳ

Chi phí của Quỹ BVMTVN là khoản chi phát sinh trong kỳ cần thiết cho hoạt động của Quỹ, tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bao gồm: Chi hoạt động nghiệp vụ (chi phí liên quan đến hoạt động cho vay, trích lập dự phòng rủi ro cho vay, chi trả tiền lãi ký quỹ phục hồi môi trường,...); Chi phí hoạt động tài chính; Chi cho cán bộ, nhân viên thực hiện theo chế độ của nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Chi phí quản lý của Quỹ BVMTVN (chi khấu hao; chi dịch vụ mua ngoài; chi công tác phí; chi giao dịch, hội nghị, lễ tân,...) và các khoản chi phí khác theo quy định.

(iii) Chênh lệch thu chi của Quỹ BVMTVN: là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong năm tài chính. Chênh lệch thu chi trong năm là dương khi doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại, chênh lệch thu chi trong năm là âm khi doanh thu nhỏ hơn chi phí.

1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm của các nước

1.4.1.1. Cộng hòa Séc

Tại Cộng hòa Séc có một số loại Quỹ hoạt động vì mục tiêu đầu tư cho bảo vệ môi trường như Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia Cộng hòa séc, Quỹ tài sản quốc gia (National Property Fund- NPF), Ngân hàng bảo lãnh và phát triển Moravian- Cộng hòa Séc (Crech-Moravian Guarantee and development Bank- CMZRB). Tuy nhiên Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia nắm vai trò chủ chốt và là công cụ kinh tế chủ yếu của Chính phủ chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các dự án bảo vệ và cải thiện môi trường7.

Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia Cộng hòa Séc là một tổ chức tài chính được thành lập từ năm 1991 nhằm thực hiện chính sách môi trường quốc gia và hoàn thành nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường của Liên minh Châu Âu. Bộ Môi trường quyết định kế hoạch hoạt động của Quỹ thông qua Ban tư vấn - Hội đồng Quản trị. Hội đồng quản trị gồm sáu thành viên là đại biểu của Nghị viện nước Cộng hòa Séc. Để điều hành hệ thống chi nhánh Quỹ tại các địa phương một cách hiệu quả, 01/01/2001, Quỹ thành lập

Ban điều hành địa phương do Giám đốc quỹ trực tiếp quản lý. Từ giữa năm 2001, tất cả các văn phòng địa phương của Quỹ bắt đầu tiến hành nhận hồ sơ đăng ký xin hỗ trợ tài chính. Quỹ bảo vệ môi trường Quốc gia Cộng hòa Séc đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các chi nhánh Quỹ tại địa phương. Đặc biệt trong các lĩnh vực hoạt động thực hiện các dự án mà trong quy trình thủ tục xin hỗ trợ tài chính cần có hồ sơ và ý kiến đệ trình của cơ quan địa phương.

Nguồn vốn của Quỹ bao gồm các khoản phí bảo vệ môi trường, tiền phạt đối với hoạt động xâm hại môi trường, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, tín dụng hợp pháp, các khoản tài trợ từ Liên minh Châu Âu. Các hình thức hỗ trợ gồm có: Tài trợ không hoàn lại; Cho vay với lãi suất ưu đãi; Hỗ trợ lãi suất vay; Bảo lãnh vay vốn. Quỹ tập trung chủ yếu vào hoạt động tài trợ không hoàn lại, chiếm tỷ lệ khoảng 74% tổng số nguồn vốn của Quỹ. Đối với hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi chỉ chiếm 26% tổng số nguồn vỗn của Quỹ.

1.4.1.2. Cộng hòa Ba Lan

Tại Ba Lan, phần lớn các Quỹ BVMT được thành lập vào đầu thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế nhằm khuyến khích các dự án môi trường ở nhiều phạm vi khác nhau. Hệ thống Quỹ BVMT tại Ba Lan bao gồm: Quỹ BVMT quốc gia và quản lý tài nguyên nước, 16 quỹ vùng, hơn 370 quỹ địa phương và 2500 quỹ đô thị. Ngoài ra, tại Ba Lan, quỹ sinh thái (Ecofund) được coi là một hình thức quỹ đặc biệt - một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận với nguồn vốn đầu vào từ khoản nợ chuyển đổi dành cho môi trường.

Ở cấp độ quốc gia và khu vực, Quỹ BVMT hoạt động độc lập dưới sự quản lý của Ban điều hành và sự giám sát của Hội đồng giám sát do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường và Lâm nghiệp đứng đầu. Ngoại trừ Quỹ sinh thái, các Quỹ BVMT tại Ba Lan hoạt động theo cơ chế chuyển giao, tiếp

nhận doanh thu từ các loại phí ô nhiễm và các khoản tiền phạt vi phạm8, các khoản hỗ trợ từ tổ chức nước ngoài, thu từ hoạt động của Quỹ (lãi suất cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng,...) và sử dụng nguồn tiền đó hỗ trợ cho các dự án môi trường.

Các hình thức hỗ trợ của Quỹ BVMT chủ yếu là tài trợ không hoàn lại, cho vay với lãi suất ưu đãi; và một phần nhỏ đầu tư cổ phần trong các dự án môi trường. Khoảng 27% số tiền phí và tiền phạt gây ô nhiễm thu được sẽ chuyển giao cho Quỹ BVMT quốc gia và quản lý tài nguyên nước và 73% số tiền còn lại được chia cho các quỹ địa phương (9%), các quỹ vùng (42%) và quỹ các quỹ đô thị (22%).

1.4.1.3. Cộng hòa Liên bang Đức

Tính đến năm 2015, Cộng hòa Liên bang Đức là một trong số 4 nước có số Quỹ bảo vệ môi trường nhiều nhất trong khu vực châu Âu (Cộng hòa Ba Lan: trên 2886 Quỹ, Cộng hòa Pháp: 40 Quỹ; Cộng hòa Liên bang Đức: 35 Quỹ; Và Liên bang Thụy Sỹ: 28 Quỹ).

Quỹ bảo vệ môi trường Cộng hòa Liên bang Đức (DBU) được thành lập theo Bộ luật Dân sự năm 1896. Quỹ được thành lập thông qua việc tư nhân hóa Tập đoàn thép Salzgitter AG thuộc sở hữu nhà nước và là một trong số các Quỹ lớn nhất của châu Âu. Quỹ thực hiện nhiệm vụ chính là khuyến khích, thúc đẩy các dự án bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Quỹ DBU có tư cách pháp nhân theo luật dân sự, đứng đầu Quỹ là Ủy ban điều hành Quỹ được Chính phủ Liên bang bổ nhiệm. Đại diện cho Ủy ban là Tổng thư ký chịu trách nhiệm thực hiện, điều phối các hoạt động của Quỹ thông qua Văn phòng Quỹ.

Nguồn vốn ban đầu của Quỹ là 1.288.007.300 euro xuất phát từ việc tư nhân hóa tập đoàn thép Salzgitter AG. Tổng số vốn ban đầu này của Quỹ

được gửi vào ngân hàng để sinh ra tiền lãi (lợi tức). Số tiền lãi (lợi tức) hàng năm từ khoản vốn này được dung để tài trợ không hoàn lại cho các dự án môi trường. Số tiền tài trợ hàng năm khoảng 50 triệu Euro.

1.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

1.4.2.1. về phương thức hỗ trợ tài chính

Một là, Tài trợ không hoàn lại:

Nguồn hỗ trợ tài chính hấp dẫn nhất đối với các đối tượng nộp đơn tới Quỹ là tài trợ không hoàn lại. Nguồn hỗ trợ này không yêu cầu sự hoàn trả từ phía người nhận, tuy nhiên sẽ có những điều kiện đi kèm (người nhận sẽ phải hoàn trả lại số tiền tài trợ nếu sử dụng không đúng mục đích dự kiến/trong hợp đồng hoặc không đạt được mục đích đề ra ban đầu). Dự án được nhận tài trợ cần phải được giám sát chặt chẽ về kết quả đạt được do từ thực tế cho thấy các đối tượng được nhận tài trợ thường cho rằng nếu họ phải trả phí ô nhiễm thì họ sẽ được hưởng nguồn tài trợ không hoàn lại mà không cần xem xét đến chất lượng dự án.

Hai là, Cho vay ưu đãi:

Nhiều Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện cho vay ưu đãi với các điều khoản và tính năng hấp dẫn hơn các nguồn cho vay khác trên thị trường. Các khoản vay có thể được ưu đãi theo các hình thức sau: giảm lãi suất, cho phép gia hạn thời gian và kỳ hạn hoàn trả. Hoạt động cho vay sẽ tạo ra nguồn thu là khoản “gốc” và “lãi”, từ đó giúp cho Quỹ có thể xoay vòng nguồn vốn và giá trị vốn không bị sụt giảm do lạm phát, Quỹ có nguồn thu để trang trải kinh phí hoạt động. Phương thức này yêu cầu đối tượng được hỗ trợ (chủ đầu tư dự án vay vốn) phải có chịu trách nhiệm với kết quả của dự án. Khác với tài trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi thúc đẩy kỷ luật tài chính trên phương diện của người nhận hỗ trợ.

Nhược điểm lớn nhất của cho vay ưu đãi là đối diện với rủi ro không trả nợ đúng kỳ hạn/vỡ nợ. Cho vay ưu đãi cũng đòi hỏi chi phí cao hơn các hoạt động tài trợ không hoàn lại do yêu cầu quy trình thẩm định đầy đủ cũng như quản lý nguồn tiền cho vay. Một vấn đề khác có liên quan đến cho vay ưu đãi là tính phù hợp đối với các nguồn đầu tư tài chính lớn có thời gian thu hồi trong khoảng 15-20 năm. Đối với các Quỹ quay vòng vốn, kỳ hạn trả nợ dài sẽ làm hạn chế tính lưu động của vốn, vì vậy, hầu hết các Quỹ chỉ cho vay ưu đãi với thời gian hoàn vốn là 3-5 năm.

Ba là, Hỗ trợ lãi suất: Hỗ trợ lãi suất là trường hợp đặc biệt của tài trợ không hoàn lại. Hỗ trợ lãi suất được sử dụng để giảm tỷ lệ lãi suất trên một khoản vay. Trong một số trường hợp, hỗ trợ lãi suất được giới hạn ở một mức lãi suất cụ thể (ví dụ, 5% hay 10%) hoặc theo quy định về mức giảm tỷ lệ phần trăm là thấp hơn 2% hoặc 5% so với mức lãi suất cho vay thương mại. Sự khác biệt giữa hỗ trợ lãi suất và tài trợ không hoàn lại là nó có khả năng được mở rộng một cách độc lập, ngay cả khi không có nguồn vốn bổ sung. Bên cạnh đó, hỗ trợ lãi suất cũng chỉ được đưa ra khi dự án đã đạt đầy đủ các chỉ tiêu về tài chính và được một chủ nợ tín nhiệm đầu tư vào đó. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để sử dụng phương thức hỗ trợ lãi suất chính là hệ thống ngân hàng thương mại trong quốc gia đó phải phát triển tốt.

Bốn là, Bảo lãnh vay vốn: Bảo lãnh vay vốn là một cơ chế mà theo đó có một bên thứ ba nhận trách nhiệm bồi thường khoản vay nếu bên vay bị vỡ nợ.. Cơ chế này có thể giúp các chủ đầu tư dự án môi trường có thể tiếp cận các khoản vay lớn với kỳ hạn hoàn trả dài từ ngân hàng thương mại trong điều kiện hạn chế về tài sản đảm bảo, năng lực tài chính. Tuy nhiên, cũng như cho vay ưu đãi, Quỹ bảo vệ môi trường cấp bảo lãnh vay vốn cũng phải đối diện với rủi ro tín dụng khi bên được bảo lãnh không thể hoàn trả nợ cho ngân hàng thương mại và Quỹ bảo vệ môi trường phải thực hiện trả nợ thay. Ngoài

ra, hoạt động bảo lãnh tín dụng có sự tham gia của bên thứ ba là ngân hàng thương mại, do đó yêu cầu quy trình phức tạp và cần phải kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do vậy, các quỹ môi trường phải có đội ngũ cán bộ có trình độ và khả năng phân tích rủi ro chính xác.

Năm là, Đầu tư cổ phần:

Trong việc hỗ trợ cho đầu tư cổ phần, Quỹ sẽ mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp, lúc này Quỹ sẽ tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp này với tư cách là thành viên góp vốn . Những cổ phần này sau đó có thể được chuyển nhượng lại để thu lợi nhuận. Một vấn đề quan trọng có liên quan đến công cụ này là lựa chọn thời điểm để bán cổ phần, để lựa chọn đúng đắn thì đòi hỏi phải có kiến thức về đầu tư cổ phần, tuy nhiên công cụ này vẫn chưa được áp dụng ở hầu hết các quỹ bảo vệ môi trường. Đến nay, mới chỉ có một số ít Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện đầu tư cổ phần (ví dụ, Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và quản lý tài nguyên nước ở Ba Lan).

1.4.2.2. về nguồn vốn hoạt động của các Quỹ bảo vệ môi trường

Nhìn chung, các Quỹ BVMT đều phải đối mặt với vấn đề mở rộng nguồn vốn hoạt động. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, các quỹ đều có xu hướng không ngừng bổ sung nguồn vốn đầu vào để có thể đáp ứng và duy trì các hoạt động lâu dài của mình. Hầu hết các Quỹ đều coi trọng việc đa dạng nguồn vốn đầu vào để tránh sự phụ thuộc của một hoặc một số nguồn nhất định. Các nguồn vốn đầu tư mà Quỹ bảo vệ môi trường có thể huy động bao gồm:

- Nguồn vốn đầu tư đa phương: Từ các tổ chức tài chính quốc tế, có thể dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay tới chính quyền Trung ương và cho vay lại đối với Quỹ.

trợ giúp kỹ thuật hoặc đồng tài trợ một chương trình cụ thể do chính Quỹ BVMT lựa chọn.

- Các nguồn đầu tư trong nước: Đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong nước; Phí ô nhiễm, một phần từ khoản thu từ thuế nhiên liệu lỏng, thuế xăng, dầu nhớt; trích từ nguồn thu của Chính phủ đối với các khoản thanh toán hợp đồng cho thuê khai thác dầu mỏ ở vùng biển xa bờ; phụ phí từ các hóa đơn tiêu thụ nước hàng tháng của người tiêu dùng; trích từ nguồn thu xổ số kiến thiết; phụ phí khoảng 1-2% giá phòng khách sạn của khách du lịch; thuế tài nguyên gỗ, khoáng sản,...

1.4.2.3. về cơ chế vận hành các Quỹ bảo vệ môi trường

a) Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Quỹ

Mỗi quốc gia khác nhau lựa chọn cho mình một cơ cấu riêng, tuy nhiên, về cơ bản các quy trình về đề xuất chiến lược, phê duyệt và kiểm soát hoạt động của Quỹ do một đơn vị quản lý đứng đầu bao gồm Giám đốc Quỹ và Hội đồng Quản lý điều hành. Đơn vị này có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và ngân sách thực hiện;

- Phát triển, thực hiện công tác tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá và lựa chọn đề xuất;

- Phát triển và thực hiện hệ thống quản lý tài chính và quản lý, giám sát các hoạt động của dự án;

- Xác định nhu cầu nâng cao năng lực và tiến hành các chương trình để đáp ứng nhu cầu;

- Kiểm toán công khai các hoạt động tài chính;

- Xây dựng và thực hiện các chiến lược huy động vốn.

b) Xây dựng chiến lược hoạt động của Quỹ

Từ các Quỹ BVMT hiện nay có thể rút ra một bài học kinh nghiệm quan trọng, đó là trước khi đưa ra những quyết định để giải quyết các vấn đề trước

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỎ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w