phạm hoặc thiếu trách nhiệm của cán bộ đánh giá và theo dõi tài sản dẫn đến thất thoát vốn của Quỹ.
c) Kết quả mong đợi của giải pháp
Nâng cao được chất lượng khách hàng. Giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất cho Quỹ.
3.4.4. Giải pháp về nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môitrường trường
Việt Nam
a) Căn cứ đề ra giải pháp:
Điều 149 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định, nguồn tài chính cho hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường không chỉ bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ mà còn từ nguồn hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt, Luật bảo vệ môi trường 2014 cũng quy định rõ nguồn vốn của quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và cấp tỉnh còn có thể có từ nguồn phí bảo vệ môi trường và các khoản bồi thưởng cho Nhà nước về thiệt hại môi trường.
Các nghiên cứu về Quỹ bảo vệ môi trường một số nước trên thế giới cho thấy, nguồn thuế, phí chiếm trung bình trên 60% tổng số nguồn vốn của Quỹ. Tại Việt Nam, một phần phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã được điều tiết về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và Quỹ bảo vệ môi trường địa phương, nhưng số điều tiết về còn hạn chế. Đặc biệt theo quy định tại Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010 (nay được thay thế bằng Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016), từ năm 2010 một phần phí bảo vệ môi trường chỉ được chuyển về quỹ bảo vệ môi trườngđịa phương mà không được điều tiết về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng để tăng cường nguồn vốn và duy trì các hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường, cần tăng tỷ lệ thuế, phí bảo vệ môi trường để bổ sung nguồn thu cho Quỹ Bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam là khó khăn, không khả thi do thực trạng thu thuế, phí bảo vệ môi trường còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập và chưa đạt hiệu quả.
b) Nội dung tiến hành của giải pháp
Thứ nhất: giai đoạn trước mắt cần tăng cường nguồn vốn điều lệ từ
ngân sách nhà nước cho các Quỹ BVTM nói chung và Quỹ BVMTVN nói riêng để Quỹ phát huy hiệu quả hoạt động, bổ sung nguồn kinh phí hoạt động từ nguồn chi sự nghiệp môi trường cho Quỹ trong bối cảnh Nhà nước sẽ tăng cường chi cho đầu tư bảo vệ môi trường thông qua nguồn chi sự nghiệp hàng năm 1% - 2%/ tổng chi NSNN.
Thứ hai: Giai đoạn tiếp theo cần chú trọng đẩy mạnh triển khai hiệu
quả các công cụ kinh tế để tạo nguồn thu cho Quỹ (nguồn thu từ thuế/phí bảo vệ môi trường), cụ thể:
quan vườn quốc gia ... bổ sung thêm danh mục các đối tượng phải nộp thuế môi trường trong Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội ban hành. Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) và Thông tư số 152/2011/TT- BTC ngày 1/11/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường (được sửa đổi, bổ sung năm 2012).
- Tổ chức thực hiện tốt các quy định về quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi
trường theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính
phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 164/2016/NĐ-
CP ngày
24/12/2016 về phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản; và
các Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định trên.
- Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được nộp, phân bổ đầy đủ cho quỹ bảo vệ môi trường theo quy định
tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế về trái phiếu xanh: Trên thế giới, tại nhiều quốc gia, thị trường trái phiếu xanh (Green Bond) đã bắt đầu hình thành
chính xác thế nào là dự án xanh, cũng như mục đích sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu có đúng tiêu chuẩn "xanh" hay không. Do đó, việc sử dụng một
phần nguồn vốn từ phát hành trái phiếu xanh để giao cho Quỹ BVMTVN thực hiện cho vay lại đối với các dự án bảo vệ môi trường vừa là một cách thức khả thi
để kiểm soát mục đích sử dụng vốn vừa giúp Quỹ có thêm nguồn vốn hoạt động.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang ở trong tình trạng bội chi, nợ
công đang ở ngưỡng cao, việc phát hành trái phiếu xanh cũng cần được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cân nhắc, thận trọng, tránh tác động
tiêu cực đến nợ công quốc gia.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế sử dụng một phần khoản thu từ xổ số kiến
thiết của địa phương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường thông qua Quỹ BVMT địa phương. Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số
8470/BTC-NSNN ngày 22/6/2016, việc phân bổ và sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết như sau: (i) 50-60% số thu để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục-
đào tạo, dạy nghề, y tế; (ii) tối thiểu 10% cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; (iii) số thu còn lại bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương. Theo đó, một phần khoản thu từ xổ số kiến thiết đã được bố trí cho các công trình ứng phó biến đổi khí hậu, tuy nhiên chưa có quy định sử dụng nguồn này để bổ sung vốn cho các Quỹ BVMT.
có thiện chí đối với công tác bảo vệ môi trường. c) Kết quả mong đợi:
Tăng cường nguồn lực cho hoạt động của Quỹ BVMTVN, tránh phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước, tăng cường các nguồn lực xã hội hóa cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.