NHỮNG VẤN ĐỀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỎ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 96 - 98)

BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH

TẾ -

XÃ HỘI TẠI NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI

- Một là, áp lực về gia tăng dân số: Theo dự báo của Tổng cục Thống

kê, dân số Việt Nam tại thời điểm Tổng điều tra 2009 là 85,8 triệu người, và vào năm cuối của thời kỳ dự báo (năm 2049), số dân nước ta là 108,7 triệu người theo phương án trung bình, 119,8 triệu người theo phương án cao, 98,3 triệu người theo phương án thấp và 111,8 triệu người theo phương án không đổi. Như vậy, trong vòng 40 năm, từ 2009-2049, số dân nước ta tăng thêm khoảng 26,6%, 39,6%, 14,5% và 30,3% tương ứng theo phương án trung bình, cao, thấp và không đổi. Áp lực gia tăng dân số là một nhân tố quan trọng gây tác động tiêu cực đến môi trường như: (i) Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,...(ii) Tạo ra nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; (iii) Sự gia tăng dân số tập trung ở các đô thị lớn làm cho môi trường khu vực này có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng, nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư dẫn đến các vẫn đề ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước; (iv) Sự bùng nổ về dân số dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, tăng lượng phát thải khí nhà kính, nhiệt độ Trái đất tăng nhanh dẫn đến những biến đổi

- Hai là, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế: Công nghiệp, khai thác khoáng sản là những ngành kinh tế gây tác động mạnh nhất

đến môi trường, tài nguyên, sức khỏe, an toàn và trật tự xã hội. Sau hơn 30

năm đổi mới, tiềm năng công nghiệp của Việt Nam đã tăng vượt bậc cả

về số

lượng các cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, tỷ trọng trong GDP toàn ngành

kinh tế. Theo Chiến lược công nghiệp Việt Nam thì “phấn đấu đến năm 2020

tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42- 43% và năm 2035 chiếm 40-41%

trong cơ cấu kinh tế cả nước”. Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng nhanh về

công

nghiệp và khai thác khoáng sản, nếu không gắn kết có hiệu quả với

kiểm soát

ô nhiễm, môi trường nước ta đang có nhiều biểu hiện suy thoái và sẽ

phải đối

mặt với nhiều thách thức mới.

- Ba là, áp lực từ quá trình đô thị hóa: Những năm qua, bên cạnh những

đô thị tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, ngày càng xuất hiện nhiều khu

đô thị

mới tập trung, trong đó có các thị trấn, thị tứ. Làn sóng đô thị hóa tuy đã thổi

luồng sinh khí mới vào nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người nông

Theo kịch bản tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam là một trong năm nước sẽ chịu nhiều tác động nhất. Trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phức tạp hơn, trên nhiều lĩnh vực như ô nhiễm lưu vực sông, ô nhiễm biển, ô nhiễm không khí,...

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỎ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w