> Với bản thân công ty bảo hiểm nhân thọ:
Toàn bộ lợi nhuận mà công ty bảo hiểm nhân thọ thu được đều đến từ hoạt động đầu tư. Đầu tư gắn với các hoạt động của công ty bảo hiểm nhân thọ, từ thiết kế sản phẩm, tính phí, công bố lợi tức cho cổ đông, ... Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gần như chỉ đủ chi trả phí bồi hường và hợp đồng bảo hiểm đến ngày đáo hạn. Chính tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư giúp công ty có điều kiện giảm phí bảo hiểm, thu hút khách hàng. Như vậy, lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tác động đến các sản phẩm bảo hiểm của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đầu tư nguồn vốn có hiệu quả chính là phát triển quỹ tài chính của công ty bảo hiểm nhân thọ.
> Với nền kinh tế:
Công ty bảo hiểm nhân thọ có quỹ tài chính lớn nhưng trách nhiệm bồi thường kéo dài mà không phát sinh ngay lập tức. Do vậy, các công ty bảo hiểm nhân thọ đóng vai trò là một trong các tổ chức tài chính cung cấp vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế, điều tiết nền kinh tế vĩ mô cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.2.2. Nguyên tắc sử dụng nguồn vốn trong các doanh nghiệp bảo hiểmnhân thọ nhân thọ
Tại Việt Nam, theo Nghị định Chính Phủ số 43/2001/NĐ_CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
25
Vốn chủ sở hửu bao gồm: Vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoản lãi chua sử dụng của những năm trước và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại của công ty.
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Đối với các dự án có đầu tư rủi ro cao, công ty dùng nguồn vốn chủ sở hữu, các dự án có rủi ro ít hơn, công ty dùng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm”.
Theo điều 98 Khoản 1 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm ban hành ngày 09/12/2000 quy định rõ nguyên tắc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là:
“Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm”.
Như vậy, để đảm bảo đầu tư an toàn và hiệu quả, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
> Nguyên tắc an toàn:
Nguyên tắc an toàn là nguyên tắc hàng đầu trong việc sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Nó yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải đầu tư vốn một cách thận trọng nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư, để luôn thực hiện được cam kết với người đóng bảo hiểm khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Hoạt động đầu tư luôn đứng trước những rủi ro như: Rủi ro về lãi suất; Rủi ro tín dụng; Rủi ro thị trường; Rủi ro tiền tệ; Rủi ro biến động giá trong đầu tư chứng khoán. Khi tiến hành hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú ý đến tất cả những rủi ro trên để hoạt động đầu tư được hiệu quả hơn.
26
Trước những rủi ro đó việc đảm bảo an toàn vốn là rất quan trọng, liên quan đến việc đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, tạo lòng tin cho khách hàng từ đó tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình nhằm phân tán và giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, bảo đảm an toàn nguồn vốn sử dụng.
Nguyên tắc an toàn được pháp luật thể chế bằng việc quy định danh mục đầu tư với những lĩnh vực có mức độ rủi ro đầu tư thấp. Cụ thể, Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành ngày 09/12/2000 quy định doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào những lĩnh vực sau:
- Mua trái phiếu chính phủ;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; - Kinh doanh bất động sản;
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
- Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; - Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
> Nguyên tắc sinh lời:
Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động đầu tư là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận cao là mục tiêu của tất cả mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường. Với doanh nghiệp bảo hiểm, lợi nhuận là rất cần thiết giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính, đứng vững trong cạnh tranh và thực hiện các chiến lược của mình. Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện giảm phí và mở rộng phạm vi bảo hiểm.
Nguyên tắc sinh lời yêu cầu đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải mang lại lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư sẽ cho phép doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp các khoản chi phí lớn trong kinh doanh
Danh mục đầu tư Tỷ trọng đầu tư tối đa
27
trực tiếp, có điều kiện để giảm phí bảo hiểm. Đối với kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, thu nhập đầu tư là một sự bắt buộc để đáp ứng yêu cầu trả lợi tức trên các khoản tiết kiệm của người đóng bảo hiểm.
Tóm lại, sinh lời là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp bảo hiểm theo đuổi . Tuy nhiên, muốn thu được tỷ suất lợi nhuận cao thì rủi ro khi đầu tư cũng tăng theo. Vì vậy nhà quản lý đầu tư cần nghiên cứu sao cho hoạt động đầu tư vừa đảm bảo nguyên tắc an toàn lại vừa đem lại mức lợi nhuận như mong muốn.
> Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên:
Khả năng thanh toán là khả năng mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng các tài sản của mình để đáp ứng các trách nhiệm thanh toán đã đến hạn. Do các khiếu nại của các doanh nghiệp bảo hiểm rất khó dự đoán nên họ phải giữ một tỷ lệ đầu tư nhất định vào các hạng mục đầu tư có tính thanh khoản cao để đảm bảo thanh toán ngay khi cần thiết. Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán tiền chi trả cho người được bảo hiểm ở bất cứ thời điểm nào. Muốn thế, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đầu tư vào những tài sản có khả năng chuyển thành tiền một cách dễ dàng. Song song với mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán. Thực tế hai mục tiêu này thường có sự đánh đổi lẫn nhau: Khi doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng lợi nhuận thì phải chấp nhận tăng khả năng rủi ro, nếu rủi ro thực tế xảy ra thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ bị đe doạ. Do đó việc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo có tính thanh khoản hợp lý vì doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải thanh toán cho khách hàng bất kỳ lúc nào khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Tóm lại, đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ từ các nguồn vốn nợ (như các quĩ dự phòng nghiệp vụ) phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các nguyên tắc đầu tư trên. Bởi vì đây không phải là tiền của doanh nghiệp bảo
28
hiểm mà là khoản nợ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Tất cả các nguyên tắc đầu tư cần được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vốn đầu tư được hình thành từ nguồn nào. Các nguyên tắc trên đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần đa dạng hoá các hạng mục đầu tư của mình, có chiến lược đầu tư thích hợp với quy mô của doanh nghiệp cũng như phù hợp với điều kiện thị trường.
Danh mục đầu tư trong các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Nguồn vốn của công ty bảo hiểm nhân thọ có đặc điểm là thời hạn dài, nên việc phân bố nguồn vốn cũng có sự khác biệt với các ngành nghề kinh doanh khác. Theo nghị định 43/2001/NĐ-CP, ban hành ngày 01/08/2001, tỷ trọng đầu tư của công ty bảo hiểm nhân thọ có mức giới hạn như sau:
Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, tiền gửi tại các tô chức tín dụng
Không hạn chế
Cô phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn
50%
Kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tô chức tài chính tín dụng
Sau đây là một số hạng mục đầu tư phô biến của các công ty bảo hiểm nhân thọ:
> Gửi tiền vào các tổ chức tín dụng
Đây là kênh đầu tư quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong hạng mục đầu tư. Nguyên do đây là hình thức đầu tư ngắn hạn và đơn giản nhất, an toàn lại mang tính thanh khoản cao. Việc các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ký thác nguồn ngân quỹ của mình vào các tô chức tín dụng và hưởng lãi suất có ưu điểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể tính toán chính xác được các khoản thu nhập trong tương lai. Tuy nhiên lãi suất tiền gửi trên thị trường
29
luôn biến động, không ổn định do phải chịu sự điều chỉnh của nền kinh tế vĩ mô bằng chính sách tiền tệ của ngân hàng thuơng mại. Vì vậy, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng có kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn, do đó thời gian đầu tu cũng ngắn.
> Các công cụ nợ có lãi suất cố định của công ty
Đây là kênh đầu tu tài chính quan trọng của công ty bảo hiểm nhân thọ, bao gồm:
Trái phiếu công ty; do các công ty phát hành, bản chất là hình thức vay nợ để tài trợ cho nhu vốn. Tại Việt Nam, duới sự điều chỉnh của luật kinh doanh bảo hiểm, đầu tu trái phiếu công ty có bảo lãnh của các công ty bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, là nguồn doanh thu chính trong các công ty bảo hiểm nhân thọ.
Trái phiếu chính phủ và các cơ quan chính phủ phát hành: có mức rủi ro thấp, cũng là thành phần quan trọng trong danh mục đầu tu.
Kênh đầu tu trên có uu điểm là thu nhập thuờng xuyên và đuợc đảm bảo do tỉ lệ lãi suất thuờng đuợc ấn định bới nhà đầu tu nên có khả năng nắm đuợc dòng thu nhập dự kiến trong tuơng lai. Trái phiếu thuờng do chính phủ và các công ty lớn có uy tín phát hành nên việc thanh toán trái tức và vốn khi đáo hạn có sự đảm bảo tuơng đối chắc chắn so với các loại hình cho vay khác, đảm bảo độ an toàn vốn cao.
Bên cạnh những uu điểm, kênh đầu tu trên còn bộc lộ nhuơc điểm là giá trái phiếu biến động và chịu sự tác động rất lớn của lãi suất. Điều này làm cho việc đầu tu vốn gặp khó khăn. Nếu sau khi mua trái phiếu lãi suất tăng thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị lỗ. Hơn nữa, thu nhập từ trái phiếu chịu thuế chứ không đuợc miễn nhu thu nhập từ cổ tức. Đối với nguời đi vay, việc trả trái tức đuợc tính vào chi phí sử dụng vốn và chua nộp thuế thu nhập. Thêm vào đó, nếu tỉ lệ lạm phát diễn ra không theo dự kiến cũng có thể làm cho việc đầu tu trái phiếu bị thiệt hại về giá trị vốn do lãi suất thực âm.
30
Như vây, đầu tư vào trái phiếu là đầu tư vào tài sản chính sinh lời thường xuyên, ổn định, mức độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao nên phù hợp với nguồn vốn dài hạn hay các nguồn vốn huy động của các khoản tiết kiệm từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
> Cổ phiếu
Cổ phiếu là do các công ty cổ phần phát hành, mang lại thu nhập dưới dạng cổ tức, có thể tái đầu tư để tối đa hoá lợi nhuận. Cổ phiếu cho phép nhà đầu tư tăng vốn tỏng dài hạn để chống lại lạm phát. Đồng thời, do các cổ phẩn đã nộp thuế thu nhập trước khi chia lợi tức nên khi các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào cổ phiếu sẽ không chịu ảnh hưởng của thuế.
Tuy nhiên, do sự bất ổn và dễ biến động của giá cổ phiếu làm cho việc đầu tư vào lĩnh vực này không phải là giải pháp tối ưu đối với việc sử dụng nguồn vốn của những tổ chức cần lợi suất chắc chắn như các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Việc đầu tư vào cổ phiếu ảnh hưởng đến nguyên tắc an toàn, do thu nhập cổ phiếu mang lại không ổn định. Nó có thể không được thanh toán nếu công ty làm ăn không có lãi. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ mất chi phí tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu (nhất là những công ty mới thành lập và những công ty nhỏ) làm phát sinh chi phí thông tin cao, giảm lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu.
Như vậy, cổ phiếu có tính chất đặc thù là không ổn định về giá, thanh khoản biến động và rất khó dự đoán. Đầu tư cổ phiếu rủi ro cao hơn đầu tư vào các sản phẩm có lãi suất cố định.
> Bất động sản
Bất động sản tạo ra các khoản thu nhập thường xuyên mang tính chất dài hạn, như các khoản thu nhập tiền cho thuê nhà ở hoặc cho thuê văn phòng. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ít chịu sức ép về tiền mặt trong
31
ngắn hạn thì đầu tư vào bất động sản có thể làm tăng vốn, có khả năng chống lại lạm phát do việc tăng giá bất động sản.
Tuy nhiên, do sự lên xuống của giá cả bất động sản rất thất thường, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lãi suất, dân số, thị trường tài chính, tâm lý dân cư, ... nên đầu tư bất động sản tương đối mạo hiểm. Việc mua bán cũng như chuyển đổi bất động sản thành tiền mặt cũng chậm hơn so với các loại tài sản tài chính khác.
> Cho vay
Công ty bảo hiểm nhân thọ có thể cho các cá nhân, tổ chức vay với điều kiện khoản vay phải có tài sản thế chấp hoặc có bảo lãnh của ngân hàng, đồng thời phải có vốn tự có lớn. Những đối tượng có thể cho vay là các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức thiếu vốn. Việc cho vay được tiến hành theo hình thức cho vay có thế chấp bằng tài sản hoặc thế chấp bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tức là người đi vay là chủ hợp đồng có thể thế chấp khoản tiết kiệm được tích luỹ trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để vay lại số tiền nhất định từ doanh nghiệp bảo hiểm. Thông thường lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay ngân hàng công thêm một tỉ lệ chi phí quản lý. Ưu điểm của hình thức này là thu được lãi suất cao, thời gian đầu tư dài và mức độ an toàn vốn cao. Nhược điểm là khó cạnh tranh với các ngân hàng thương mại.
> Các hình thức đầu tư khác:
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể lựa chọn hình thức đầu tư vào các quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư là một dạng công tư cổ phẩn, phát hành và bán cổ phiếu để tài trợ vốn hoạt động. Quỹ đầu tư đóng vai trò là tổ chức tài chính trung gian với hình thức hoạt động là đầu tư tài chính nhằm mục đích lợi nhuận.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư dưới hình thức chứng khoán phái sinh: thực hiện hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng hoán đổi để hạn chế rủi ro đầu tư.
32