Thực trạng đầu tưtại thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 63 - 74)

2.2.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Bắt đầu từ năm 1986 Việt Nam đã chính thức thực hiện chính sách “Đổi mới”, với trọng tâm là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính sách đổi mới đã thực sự có tác động tích cực đối với toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đem lại sự ổn định và tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 10 năm qua đạt trên 7% và trong năm 2007 đạt 8,5%; thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 423 đô la Mỹ năm 2001 lên 835 đô la Mỹ năm 2007; lạm phát được kiềm chế và kiểm soát; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 32% năm 2000 và còn 14,7% vào năm 2007. Tăng trưởng kinh tế cùng với việc xoá bỏ dần cơ chế bao cấp đã thúc đẩy nhu cầu và sự ra đời của

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng trưởng năm sau với năm trước

52

thị trường bảo hiểm nhân thọ của người dân Việt Nam.

Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh - CMG - nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life. Đến nay trên thị trường đã có 18 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và theo dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong thời gian tới.

Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Có thể kể ra những con số và thông tin đáng chú ý sau:

> Tổng doanh thu phí bảo hiểm:

Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn 2016-2018 của riêng công ty Prudential các năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2016 tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 49.677 tỷ đồng. Năm 2017 tăng 33,33% so với năm trước, đạt mức 66.235 tỷ đổng. Đến năm 2018 lại tiếp tục tăng lên tới 87.960 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,80% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường đạt gần 88 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,6% GDP (GDP năm 2018 đạt 5535 nghìn tỷ đồng). Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế.

> Tổng số hợp đồng bảo hiểm:

Tổng số hợp đồng bảo hiểm (tính theo sản phẩm chính) năm 2016 là 6.383.086 hợp đồng. Đến năm 2017, số lượng hợp đồng bảo hiểm tăng lên

53

7.447.242 hợp đồng, tương ứng 16,67% so với năm trước. Tổng số hợp đồng vẫn tiếp tục tăng mạnh trong năm tiếp theo, lên tới 19,59%, đạt mức

8.906.333 hợp đồng vào năm 2019.

Bảng 2.4: Tổng doanh thu phí bảo hiểm và tổng số lượng hợp đồng

2017-2016 2018-2017

Tổng doanh thu

phí BH (tỷ đổng) 49.677 66.235 87.960 33,33% 32,80%

Tổng số lượng

HĐBH (hợp đồng) 6.383.086 7.447.242 8.906.333 16,67% 19,59%

Cơ cấu các sản phẩm BHNT_________ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Bảo hiểm liên kết đầu tư______________ 44,04% 55.88 44,00% Bảo hiểm hỗn hợp___________________ 53,25% 38.79 29,00 Bảo hiểm tử kỳ_____________________ 1,20 % 2.1 % 3,44 %

Bảo hiểm hưu trí _____________ 0,68 0.6 0,75

Các loại hình bảo hiểm khác (bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, ..)__________

0,83 % 2.63 % 22,81% Tổng_____________________________ 100,00% 100,00% 100,00% Ar z’ 9 7 r • r r . 1 9 1 • Ả

Nguồn: Cục quản lý giám sát bảo hiểm

> về cơ cấu sản phẩm bảo hiểm, 3 sản phẩm được ưa chuộng và

chiếm tỉ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp, sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư và sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Ta có bảng cơ cấu các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (tính theo tổng phí bảo hiểm khai thác mới của các hợp đồng bảo hiểm chính theo nghiệp vụ) như sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam giai đoạn 2016-2018

54

Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư là 2 loại hình sản chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu sản phẩm bảo hiểm, khoảng 80- 90%. Năm 2016, bảo hiểm hỗn hợp chiếm hơn 50%, nhưng lại có xu hướng giảm dần, chỉ còn 38,79% vào năm 2017 và 29,00% vào năm 2018. Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư tuy có sự gia tăng tỷ trọng lên tới 55,88% vào năm 2017 nhưng đến năm 2018 lại quay về mức 44,00%, tương đương năm 2016. Thay vào đó là sự thay đổi cơ cấu của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ, tăng dần qua các năm, từ 1,2% vào năm 2016, tăng lên 2,1% vào năm 2017 và đạt mức 3,44% vào năm 2018. Các loại hình bảo hiểm khác dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang ngày một gia tăng, đặc biệt đến năm 2018 đã chiếm tới 22,81% tỷ trọng trong tổng cơ cấu các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Điều này chứng tỏ các sản phẩm trên thị trường đang ngày một đa dạng, phong phú hơn. Hiện nay, thị trường đã cung cấp cho công chúng hầu hết các dòng sản phẩm từ sản phẩm truyền thống đến bảo hiểm liên kết chung (universal life) và gần đây nhất là bảo hiểm liên kết đơn vị (unit linked).

> về kênh phân phối đại lý:

Vị thế trên thị trường của các công ty bảo hiểm đã có sự xáo trộn đáng kể trong thời gian qua. Prudential đã không còn giữ vị trí số 1, nhanh chóng bị Bảo Việt qua mặt trong 2-3 năm gần đây. Mặc dù vị trí trên bảng xếp hạng đã thay đổi, nhưng số lượng kênh đại lý của Prudential hiện nay vẫn là lớn nhất trong số các công ty bảo hiểm, xếp ngay sau đó là Bảo Việt Nhân Thọ. Tính đến năm 2018, doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential với 176.155 đại lý, sau đó lần lượt là Bảo Việt 170.000 đại lý, Dai-ichi 87.826 đại lý, AIA 37.091 đại lý, Manulife 27.223 đại lý và các doanh nghiệp bảo hiểm khác 143.585 đại lý.

55

Biểu đồ 2.3: Tổng số lượng đại lý trên thị trường

tính đến năm 2018 (đvt: người)

■ Prudential ■ Bảo Việt ■ Dai-ichi ■ Manulife ■ AIA ■ Các DN còn lại

Thị trường BHNT đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến năm 2018, tổng số đại lý có mặt trên thị trường đã lên đến 641.880 đại lý. Với chiến lược mở rộng nhanh về số lượng đại lý cộng thêm hoa hồng hấp dẫn, Prudential nhanh chóng “càn quét” thị trường theo kiểu miệng truyền miệng trong nhiều năm trước, khi thị trường bảo hiểm còn sơ khai. Đến nay, Prudential đã xây dựng được một lực lượng đại lý đông đảo, vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường về số lượng đại lý tư vấn bảo hiểm.

> về lợi nhuận của các công ty BHNT trên thị trường:

Thống kê sơ bộ cho thấy trong năm 2018, quá nửa tổng số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hiện nay ghi nhận lỗ. Trong đó, lỗ nặng nhất là Manulife với khoản lỗ lên tới 2.721 tỷ đồng. Bên cạnh những cái tên nói trên, hàng loạt doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác như Generli, Sun Life, Aviva, Hanwha, Phú Hưng Life, BIDV Metlife, ... cũng bị lỗ trong năm 2018. Việc có tới quá nửa doanh nghiệp BHNT bị lỗ trong năm 2018 mặc dù doanh thu phí vẫn tăng trưởng mạnh đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó bao gồm việc lãi suất trái phiếu chính phủ giảm xuống mức thấp hơn dự kiến trong thời gian qua (các doanh nghiệp BHNT đầu tư rất nhiều vào trái phiếu chính phủ), kéo

56

theo sự sụt giảm mạnh của lãi suất chiết khấu áp dụng để tính dự phòng kỹ thuật.

Ngoài ra, việc các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, chủ yếu là các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động bị lỗ là do đặc thù kinh doanh BHNT. Một hợp đồng BHNT thuờng kéo dài nhiều năm, với phí bảo hiểm đuợc khách hàng nộp hàng năm. Chi phí mà công ty BHNT phải bỏ ra lại thuờng phát sinh nhiều nhất những năm đầu khi hợp đồng mới đuợc phát hành. Theo Luật kinh doanh BHNT, tất cả các chi phí này phải đuợc tất toán vào báo cáo lãi lỗ khi phát sinh, trong khi doanh thu phí của hợp đồng này không đến ngay một lần mà trải đều qua các năm. Do vậy, các công ty BHNT mới hoạt động tại Việt Nam, nhất là những công ty có tăng truởng doanh thu cao thuờng phải chịu lỗ qua một số năm cho đến khi có đuợc quy mô lớn.

Trong khi những cái tên nói trên bị lỗ, một số doanh nghiệp khác lại "trở mình" ngoạn mục, không chỉ thoát lỗ và ghi nhận mức lợi nhuận khá cao. Đáng chú ý, sau cú sụt giảm lợi nhuận khá mạnh trong năm 2017, sang năm 2018 Prudential bất ngờ báo lãi lên tới 1.382 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần mức đạt đuợc năm truớc. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm này vuơn lên đứng đầu về lợi nhuận trong các doanh nghiệp BHNT năm 2018.

Danh mục đầu tư nguồn vốn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng 33.73 2

21% 50.910 24% 55.287 20%

2. Trái phiếu chính phủ Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh 110.182 68 % 132.86 7 64% 204.56 3 74%

3. Trái phiếu DN có bảo lãnh 1.84

8

1% 3.393 2% 2.76

4

1%

4. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, Trái phiếu DN không bảo lãnh

7.64 4 5% 13.222 6% 8.29 3 3% 5. Các hình thức đầu tư khác (cho vay, góp vốn vào DN khác, uỷ thác đầu tư, ...)

8.81 6 5% 7.810 4% 5.52 9 2% Tổng cộng 162.22 2 100% 208.20 2 100% 276.43 7 100% 57

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận của các công ty BHNT năm 2018

(đơn vị tính: tỷ đồng) 2000 1382 1500 1000 500 0 -500 -27 -37 -80 -170 -186 -256 -304 -997 -2 721 57 -1000 -1500 -2000 -2500 563 375 -3000

Thông tư số 01/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điểu của Luật Kinh doanh bảo hiểm đã có hiệu lực từ ngày 16/2/2019, được kỳ vọng sẽ giúp tình hình về vốn, lãi của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cải thiện. Tháng 2/2019, Bộ Tài chính đã có quyết định cho phép các công ty bảo hiểm thực hiện một số thay đổi liên quan đến lãi suất được sử dụng để trích lập dự phòng nghiệp vụ. Với sự điều chỉnh này, dự phòng nghiệp vụ sẽ giảm và khoản giảm này sẽ được ghi nhận vào lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm 2019.

2.2.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

58

Việc huy động vốn và thu hút đầu tu vốn ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện qua hệ thống ngân hàng bằng hình thức gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, những năm gần đây còn một kênh huy động vốn có sức hút mạnh mẽ là bảo hiểm nhân thọ. Khi đời sống và dân trí nâng cao, nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ ngày càng lớn, vì vậy, bảo hiểm nhân thọ trở thành một kênh thu hút vốn nhàn rỗi hiệu quả.

Bảng 2.6: Danh mục đầu tư nguồn vốn của các doanh nghiệp BHNT giai đoạn 2016-2018

Các hình thức đầu tư nguồn vốn Giá trị đầu tư (tỷ đồng) Cơ cấu đầu tư (%)

Trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương_________________

149.204 69%

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng_______________________ 46.643 22% Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh____________________ 2.66 1 Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp không có

bảo lãnh__________________________________________

9.72 0

5 % Các hình thức đầu tư khác (góp vốn vào các doanh nghiệp

khác, cho vay, uỷ thác đầu tư, ■ ■ ■)___________________

7.38 5

3 %

Tổng cộng________________________________________ 215.620 100%

Nguồn: Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia

Thị trường bảo hiểm đã cung cấp lượng vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế, tăng liên tục qua các năm, từ 162.222 tỷ đồng vào năm 2016, năm 2017 tăng

59

lên 208.202 tỷ đồng và năm 2018 đã lên tới 276.437 tỷ đồng. Danh mục đầu tư trên thị trường bảo hiểm nhân thọ khá đa dạng, bao gồm: tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng); các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh; các loại trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh; các loại cổ phiểu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu doanh nghiệp không bảo lãnh; cùng các hình thức đầu tư khác như: cho vay, góp vốn vào doanh nghiệp khác, uỷ thác đầu tư. Tuy danh mục đầu tư rất phong phú nhưng việc đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn mang tính an toàn, chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Tiếp theo đó là hình thức gửi tiền tại các ngân hàng thương mại. Chỉ riêng hai hình thức đầu tư này đã chiếm khoảng 80-90% trong tỷ trọng đầu tư.

Bảng 2.7: Nguồn vốn đầu tư trung bình của các doanh nghiệp BHNT giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Cục quản lý giám sát bảo hiêm

Từ bảng số liệu 2.7, ta tính toán ra được bảng 2.8, thể hiện đầu tư nguồn vốn trung bình của các doanh nghiệp BHNT trong giai đoạn 2016- 2018. Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn này bình quân đạt 149.204 tỷ đổng, chiếm gần 70% trong tỷ trọng danh mục đầu tư. Bên cạnh việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại

60

Việt Nam cũng đầu tư vào khoản mục ngắn hạn là gửi ngân hàng để hưởng lãi suất, với tỷ trọng đầu tư khoảng hơn 20%. Các khoản mục đầu tư trung và dài hạn như: đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp khác và các khoản mục đầu tư mang tính rủi ro cao như cho vay, ủy thác đầu tư và hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kế, chỉ khoảng gần 10%.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu đầu tư nguồn vốn của các doanh nghiệp

BHNT giai đoạn 2016 - 2018 (đvt: %)

■Trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo bảo lãnh, trái phiếu chính

quyền địa phương

■ Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

■ Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh

■ Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh

■Các hình thức đầu tư khác (góp vốn vào các doanh nghiệp khác, cho vay, uỷ thác

đầu tư, ...)

Vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là công tác quản lý, sử dụng, đầu tư và phát triển nguồn vốn thu được từ phí bảo hiểm thực hiện như thế nào? Theo nguyên tắc đầu tư, các công ty bảo hiểm phải đầu tư vốn chủ yếu vào các loại hình có lãi suất cố định và an toàn. Theo đó, phí bảo hiểm nhân thọ thu được sẽ được đầu tư vào các dự án trung và dài hạn do bảo hiểm nhân thọ

61

có thời gian dài và gắn với tiết kiệm. Tuy nhiên, các dự án trung và dài hạn có tính khả thi cao tại Việt Nam hiện nay rất ít, phần lớn có độ rủi ro cao. Do đó, hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ không mạo hiểm đầu tu vào các dự án trung và dài hạn. Nguồn phí bảo hiểm thu đuợc chủ yếu đầu tu vào việc mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nuớc là chính, hoặc gửi ngân hàng duới dạng tiết kiệm ngắn hạn và không kỳ hạn. Vì vây, tổng vốn đầu tu trở lại nền kinh tế của các công ty bảo hiểm duới hình thức đầu tu trung, dài hạn còn hạn chế. Các chuyên gia bảo hiểm cho rằng việc đầu tu trung, dài hạn tuy quan trọng

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 63 - 74)