Các quy định pháp lý liên quan đến đầu tư vốn

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 74 - 80)

Truớc khi đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn tại Công ty BHNT Prudential Việt Nam, ta cần có cái nhìn khách quan về các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến hoạt động đầu tu vốn của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

62

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đề cao nguyên tắc an toàn và hiệu quả

trong đầu tu của doanh nghiệp bảo hiểm.

Tuong tự pháp luật của nhiều quốc gia, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), quy định hoạt động đầu tu vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, hiệu quả và đáp ứng đuợc yêu cầu chi trả thuờng xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm. Để đảm bảo nguyên tắc này, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ đuợc thực hiện hoạt động đầu tu ở những nội dung nhu mua trái phiếu Chính phủ; mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản; góp vốn vào các doanh nghiệp khác; trực tiếp cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng; và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, pháp luật quy định nguồn vốn đầu tu bao gồm hai loại chủ

yếu là nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ và nguồn vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để trả tiền bảo hiểm thuờng xuyên trong kỳ. Đối với nguồn vốn này, doanh nghiệp bảo hiểm đuợc quyền đầu tu vì hai mục đích: (1) làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm, (2) tăng cuờng khả năng chi trả và lợi ích cho nguời tham gia bảo hiểm. Cũng theo quy định của Nghị định 46/2007/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ban hành ngày 27/03/2007 thì để đảm bảo khả năng chi trả bình thuờng, khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thuờng xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hon 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (mức này đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 25%) và phải đuợc gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

63

Theo Thông tư 194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo biểm phi nhân thọ nước ngoài (viết tắt Thông tư 125/2012/TT-BTC), đối với nguồn vốn chủ sở hữu phân chia nội dung đầu tư thành hai nhóm:

>Nhóm 1, đối với hoạt động đầu tư để thiết lập cơ sở vật chất và trang

trải chi phí kinh doanh thì được thực hiện theo quy định chung;

>Nhóm 2, đối với phần vốn chủ sở hữu còn lại thì phải được sử dụng

để đầu tư tương tự như đối với nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Đồng thời, để đảm bảo sự minh bạch, pháp luật cũng quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải tách bạch trong hạch toán các nguồn vốn đầu tư, cũng như đảm bảo việc ghi chép hạch toán các tài sản đầu tư một cách nhất quán.

Thứ ba, pháp luật quy định về giới hạn đầu tư đối với từng loại hình đầu tư.

Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ, quy định chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được phép mua không giới hạn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh cũng như không hạn chế tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Đối với hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái

64

phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ chỉ được thực hiện tối đa bằng 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. Đối với kinh doanh bất động sản hoặc cho vay, giới hạn này là 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. Quy định này cũng được áp dụng đối với nguồn vốn chủ sở hữu dành để đầu tư. Từ quy định cho thấy, các hạn mức đối với doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thường là cao hơn nếu so sánh với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Thông tư 125/2012/TT-BTC ban hành ngày 30/07/2012 cũng hướng dẫn bổ sung, theo đó để bảo đảm an toàn tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông/thành viên góp vốn và người có liên quan (trừ trường hợp gửi tiền vào tổ chức tín dụng), đồng thời những tổ chức tín dụng nhận tiền gửi phải có mức tín nhiệm cao (thuộc nhóm 1 và 2) theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ tư, pháp luật quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của

doanh nghiệp bảo hiểm.

Pháp luật hiện hành quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư ra nước ngoài và doanh nghiệp bảo hiểm được phép thực hiện nhiều hình thức đầu tư như đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài và các hình thức đầu tư khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được đầu tư ra nước ngoài ở phần vốn tương ứng với số chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu vượt quá so với vốn pháp định. Trong trường hợp biên khả năng thanh toán tối thiểu lớn hơn vốn pháp định, thì giới hạn đầu tư ra nước ngoài sẽ là chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu vượt quá biên khả năng thanh toán tối thiểu. Một nội dung quan trọng khác cũng được quy định trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm đó là phải được sự chấp thuận của Bộ Tài

65

chính khi tiến hành đầu tư, điều chỉnh và chấm dứt đầu tư với quy trình được quy định tại Thông tư 125/2012/TT-BTC. Từ những phân tích trên đây, có thể nhận xét rằng các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm là khá tương đồng với quy định ở nhiều quốc gia trên thế giới như các giới hạn đầu tư và hạn chế đầu tư. Một số nước cũng có quy định về hạn chế đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư đáp ứng những nhu cầu trong nước, đặc biệt là những nước đang phát triển.

Thứ năm, khi thực hiện hội nhập, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

tại Việt Nam cũng đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ, đó là:

Theo quy định chi tiết tại Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, thì mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ VND. Hiện tại, cơ quan quản lý bảo hiểm ở một số nước đã nâng mức quy định về vốn để nâng cao năng lực cạnh tranh và phù hợp với các cam kết ASEAN (ví dụ, các nước Indonesia, Phillipines, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng vốn với những mốc thời hạn bắt buộc rất cụ thể vào 31/12/2014, 31/12/2016...). Muốn nâng cao khả năng tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam phải có lộ trình tăng vốn điều lệ, nhưng điều này là tương đối khó khi khả năng tài chính có hạn. Muốn khắc phục được thực trạng này, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần phải có phương án tăng vốn điều lệ trong thời gian ngắn để đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường.

Các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam cung ứng ra thị trường hầu hết là các sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Sức hấp dẫn và sự đảm bảo an toàn cho người được bảo hiểm của các sản phẩm này chưa cao. Để đảm bảo cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tiến hành đổi mới các sản phẩm bảo hiểm. Ngoài ra, cần phải chú

66

trọng đến việc xây dựng các sản phẩm có sức hấp dẫn với người mua bảo hiểm trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia bảo hiểm.

Phí bảo hiểm hiện nay của thị trường bảo hiểm Việt Nam khá cao. Nếu các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam không giảm phí, sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp mình.

Trình độ nghiệp vụ quản lý của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam chưa cao, phong cách kinh doanh chưa chuyên nghiệp. Các tranh chấp bảo hiểm trên thị trường Việt Nam khá nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thường là do các doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện trách nhiệm bảo hiểm hoặc do doanh nghiệp bảo hiểm không giải thích cụ thể điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm dẫn đến gây nhầm lẫn về phạm vi bảo hiểm. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ quản lý, nâng cao uy tín trong kinh doanh, tạo thương hiệu cho mình để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mạng lưới khai thác của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam không ổn định, thiếu tính chuyên nghiệp. Đa số các đại lý bảo hiểm thực hiện hoạt động đại lý với tư cách là một nghề phụ, một công việc làm thêm, vì thế mà họ chưa thật sự chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm. Chính vì vậy, việc tư vấn các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của các đại lý bảo hiểm khá sơ sài, thiếu tính chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua bảo hiểm. Trong khi đó, mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài hoạt động khá chuyên nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp của họ cao.

Quy định về ủy thác đầu tư là không rõ ràng, có thể làm sai lệch các giới hạn đầu tư trên thực tế. Theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư thông qua ủy thác cho chủ thể khác có chức năng đầu tư, ví dụ như công ty quản lý đầu tư. Một thực tế hiện nay đang là xu hướng chung trên thế giới là việc các doanh nghiệp bảo hiểm thực

Nguồn vốn huy động từ___________ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 l.Hợp đồng bảo hiểm_____________ 4.353.40 4.884.61 5.633.62 2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ________ 50.008.76 62.995.30 75.817.35

67

hiện đầu tư thông qua ủy thác đầu tư. Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang dần rõ nét trong thời gian gần đây với việc rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm xin cấp phép để thành lập công ty đầu tư trực thuộc. Do đó, vấn đề đầu tư ủy thác mặc dù đang rất cần được pháp luật điều chỉnh nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể. Các quy định hiện hành không thể hiện rõ việc đầu tư qua ủy thác có phải đáp ứng những giới hạn đầu tư theo quy định hay không. Về bản chất, ủy thác đầu tư là một phương thức đầu tư chứ không phải là lĩnh vực đầu tư vì nó không thể hiện được hiện doanh nghiệp bảo hiểm đang đầu tư vào loại tài sản đầu tư nào hoặc chủ thể nào tiếp nhận đầu tư.

Những thống kê số liệu của Bộ Tài chính về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm trong những năm qua cho thấy cơ quan này đang quan niệm đầu tư qua ủy thác là một lĩnh vực đầu tư. Sự nhầm lẫn này sẽ làm cho việc xem xét các giới hạn đầu tư trở nên khó khăn hơn, thậm chí sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm “lách” các quy định về giới hạn đầu tư bằng cách ủy thác đầu tư cho chính những công ty đầu tư do mình lập ra. Trong khi đó, các quốc gia có thị trường bảo hiểm phát triển như Liên minh Châu Âu hay Hoa Kỳ đều quan niệm là khi xác định các giới hạn đầu tư thì không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp đầu tư hay đầu tư qua ủy thác. Điều này thể hiện rất rõ tại Luật mẫu về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm của NAIC và các hướng dẫn của IAIS. Với sự thiếu vắng các quy định như phân tích ở trên, hoạt động đầu tư ủy thác của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian qua được các chuyên gia đánh giá là chưa đạt những chuẩn mực cần thiết theo thông lệ quốc tế và có nguy cơ mang lại rủi ro cao.

Tồn tại mâu thuẫn giữa Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, liên quan đến nghiệp vụ cho vay.

Theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, cho vay là một trong những lĩnh vực đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm cả việc cho vay độc lập và cho vay theo hợp đồng

68

bảo hiểm (đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ). Mặc dù Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định việc cho vay phải được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, nhưng theo quy định tại Điều 8 Luật Các tổ chức tín dụng lại cấm các tổ chức không phải tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng với tư cách là một hoạt động kinh doanh, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. Như vậy, nghiệp vụ cho vay của doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang được thực hiện trên thực tế được xem là không hợp pháp theo cách tiếp cận của Luật Các tổ chức tín dụng vì doanh nghiệp bảo hiểm đương nhiên không phải là tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 74 - 80)