Phân tích tình hình huyđộng vốn tại Côngty BHNT Prudential Việt Nam.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 80 - 108)

dần rõ nét trong thời gian gần đây với việc rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm xin cấp phép để thành lập công ty đầu tư trực thuộc. Do đó, vấn đề đầu tư ủy thác mặc dù đang rất cần được pháp luật điều chỉnh nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể. Các quy định hiện hành không thể hiện rõ việc đầu tư qua ủy thác có phải đáp ứng những giới hạn đầu tư theo quy định hay không. Về bản chất, ủy thác đầu tư là một phương thức đầu tư chứ không phải là lĩnh vực đầu tư vì nó không thể hiện được hiện doanh nghiệp bảo hiểm đang đầu tư vào loại tài sản đầu tư nào hoặc chủ thể nào tiếp nhận đầu tư.

Những thống kê số liệu của Bộ Tài chính về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm trong những năm qua cho thấy cơ quan này đang quan niệm đầu tư qua ủy thác là một lĩnh vực đầu tư. Sự nhầm lẫn này sẽ làm cho việc xem xét các giới hạn đầu tư trở nên khó khăn hơn, thậm chí sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm “lách” các quy định về giới hạn đầu tư bằng cách ủy thác đầu tư cho chính những công ty đầu tư do mình lập ra. Trong khi đó, các quốc gia có thị trường bảo hiểm phát triển như Liên minh Châu Âu hay Hoa Kỳ đều quan niệm là khi xác định các giới hạn đầu tư thì không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp đầu tư hay đầu tư qua ủy thác. Điều này thể hiện rất rõ tại Luật mẫu về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm của NAIC và các hướng dẫn của IAIS. Với sự thiếu vắng các quy định như phân tích ở trên, hoạt động đầu tư ủy thác của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian qua được các chuyên gia đánh giá là chưa đạt những chuẩn mực cần thiết theo thông lệ quốc tế và có nguy cơ mang lại rủi ro cao.

Tồn tại mâu thuẫn giữa Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, liên quan đến nghiệp vụ cho vay.

Theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, cho vay là một trong những lĩnh vực đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm cả việc cho vay độc lập và cho vay theo hợp đồng

68

bảo hiểm (đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ). Mặc dù Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định việc cho vay phải được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, nhưng theo quy định tại Điều 8 Luật Các tổ chức tín dụng lại cấm các tổ chức không phải tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng với tư cách là một hoạt động kinh doanh, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. Như vậy, nghiệp vụ cho vay của doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang được thực hiện trên thực tế được xem là không hợp pháp theo cách tiếp cận của Luật Các tổ chức tín dụng vì doanh nghiệp bảo hiểm đương nhiên không phải là tổ chức tín dụng.

2.3. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn tại Prudential

2.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn tại Công ty BHNT Prudential ViệtNam Nam

Theo nghiên cứu ở trên, nguồn vốn trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được hình thành từ:

> Doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng BHNT > Quỹ dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp BHNT > Nguồn vốn chủ sở hửu của doanh nghiệp BHNT

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể huy động vốn từ ba nguồn trên để sử dụng cho mục đích đầu tư. Sau đây, ta sẽ xét tới quy mô các nguồn huy động vốn này tại công ty BHNT Prudential Việt Nam trong ba năm gần đây.

Bảng 2.8: Quy mô các nguồn vốn huy động để sử dụng cho hoạt động đầu tư của công ty BHNT Prudential Việt Nam giai đoạn 2016-2018

3. Vốn chủ sở hữu_______________ 5.716.64 6.232.80 8.573.33 Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp 60.078.80

5

74.112.72 3

90.024.31 5

Năm 2017 so với 2016 Năm 2018 so với 2017 Giá trị (trđ) % Giá trị (trđ) % 1. Nguồn vốn từ các HĐBH _________ 531.214 12.20 749.013 15.33 2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ 12.986.53 8 25.97 12.822.05 2 20.35 3. Vốn chủ sở hữu _________ 516.166 9.03 2.340.527 37.55 Tổng nguồn vốn huy động 14.033.91 8 23.36 15.911.59 2~ 21.47 69

Từ bảng số liệu 2.8, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của công ty BHNT Prudential Việt Nam cũng nhu các nguồn vốn huy động từ doanh thu phí bảo hiểm, quỹ dự phòng nghiệp vụ, vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, quy mô các nguồn huy động vốn cho hoạt động đầu tu có sự khác biệt, thể hiện rõ ở biểu đồ 2.6.

Biểu đồ 2.6: Quy mô các nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tu của công ty BHNT Prudential Việt Nam giai đoạn 2016-2018 80000000 70000000 60000000 50000000 40000000 30000000 20000000 10000000 0

Trong các nguồn huy động vốn, thì nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ luôn có quy mô cao hơn hẳn 2 nguồn huy động vốn còn lại. Năm 2016, quỹ dự phòng nghiệp vụ có khoảng hơn 50 tỷ đồng, trong khi đó nguồn vốn huy động từ các hợp đồng bảo hiểm là 4,3 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 5,7 tỷ đồng. Đến năm 2017, quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng mạnh đạt gần 63 tỷ đồng, còn nguồn vốn huy động từ các hợp đồng bảo hiểm và vốn chủ sở hữu tăng nhẹ là 4,8 tỷ đồng và 6,2 tỷ đồng. Năm 2018 duy trì tốc độ tăng tuơng đuơng năm truớc, với quy mô quỹ dự phòng nghiệp vụ đã lên tới khoảng 76 tỷ đồng, còn nguồn vốn huy động từ các hợp đồng bảo hiểm và vốn chủ sở hữu chỉ lần luợt ở mức 5,6 tỷ đồng và 8,5 tỷ đồng

70

Như vậy, quỹ dự phòng nghiệp vụ là nguồn huy động vốn rất tiềm năng, với quy mô lớn và không ngừng gia tăng qua các năm. Hai nguồn huy động vốn còn lại, là vốn chủ sở hữu và đến từ các hợp đồng bảo hiểm tuy có quy mô ít hơn nhiều, nhưng cũng là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp.

Các nguồn huy động vốn từ tổng doanh thu phí bảo hiểm trong giai đoạn 2016-2018 cùng tăng trưởng nhưng có tốc độ phát triển khác nhau. Từ bảng số liệu 2.8, ta tính toán được tốc độ tăng trưởng của các nguồn huy động vốn, được trình bày trong bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng các nguồn huy động vốn tại công ty BHNT Prudential Việt Nam qua các năm từ 2016 đến 2018

Nhìn vào bảng số liệu 2.8 và 2.9, ta có nhận xét sau đây:

> Về nguồn vốn huy động từ các hợp đồng bảo hiểm: tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 quy mô nguồn vốn này tăng 531.214 triệu đồng (tương ứng 12,20%) thì năm 2018 tăng lên đến 749.013 triệu đồng (tương ứng 15,33%). Tốc độ tăng trưởng có sự khác biệt như vậy là do nguồn vốn huy động từ các hợp đồng bảo hiểm phụ thuộc vào chiến lược và kết quả kinh doanh bảo hiểm qua từng năm của doanh nghiệp. Nguồn tiền “nhàn rỗi” huy động được từ các hợp đồng bảo hiểm một phần có thể đem đầu tư, nhưng cũng vẫn phải đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp

Danh mục đầu tư

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

71

bảo hiểm khi có sự kiện bất giờ xảy ra.

> Về dự phòng nghiệp vụ: quy mô của kênh huy động vốn này là rất lớn, có thể thấy liên tục tăng trong các năm gần đây. Tốc độ tăng truởng của quỹ dự phòng nghiệp vụ khá cao và ổn định, năm sau đều cao hơn năm truớc khoảng 13 tỷ đồng (tuơng ứng 20,97% vào năm 2017 và 20,35% vào năm 2018). Đây là nguồn vốn rất tiềm năng và là kênh huy động vốn an toàn cho doanh nghiệp, có thể dự báo truớc đuợc. Doanh nghiệp BHNT nên có chiến luợc khai thác nguồn tiền nhàn rỗi này để đầu tu hiệu quả hơn.

> Về vốn chủ sở hữu: nguồn huy động vốn này cũng tăng liên tục qua các năm, dù không phải là nguồn huy động vốn có quy mô lớn nhất song lại xuất hiện sự đột biến trong cả giai đoạn 2016-2018. Năm 2017, nguồn vốn chủ sở hữu có quy mô nhỏ nhất, tốc độ tăng truởng của chỉ đạt 9,03% (tuơng ứng tăng 516.166 triệu đồng). Tốc độ này là khá ít nếu so với tốc độ tăng truởng ở mức 12,20% của nguồn vốn huy động từ các HĐBH và 25,97% của quỹ dự phòng nghiệp vụ. Tuy nhiên 2018 nguốn vốn chủ sở hữu tăng truởng lên tới 37,55% (tuơng ứng khoảng 2,3 tỷ đồng) bỏ xa tốc độ tăng của hai nguồn huy động vốn còn lại. Nguyên nhân là trong năm 2018, Prudential đã đuợc sự chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ lên 4.128 tỷ đồng (vào ngày 28/05/2018). Điều này khiến cho nguồn vốn đầu tu đuợc huy động từ vốn chủ sở hữu tăng mạnh, tạo điều kiện cho Prudential phát triển các kế hoạch đầu tu trở lại cho nền kinh tế Việt Nam.

Tổng quát, tổng nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tu của công ty tăng mạnh trong những năm gần đây. So với năm 2016, năm 2017 nguồn vốn đầu tu tăng 14.033 tỷ đồng, tốc độ tăng truởng tuơng ứng 23,36%. Đến năm 2017, nguồn vốn đã tăng thêm 15.911 tỷ đổng, đạt 21,47%.

Sau khi đã nghiên cứu quy mô và tốc độ tăng truởng của các nguồn huy động vốn, ta xét tới việc nguồn vốn đó đã đuợc công ty Prudentail Việt Nam

72

phân bổ đầu tư như thế nào. Tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, hoạt động đầu tư của công ty BHNT Prudential Việt Nam diễn ra rất phong phú, với nhiều hình thức đầu tư khác nhau như: mua trái phiếu chính phủ; mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; góp vốn vào doanh nghiệp khác; gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, ...

Trong giai đoạn 2016-2018, tổng nguồn vốn của công ty Công ty BHNT Prudential Việt Nam tăng đều qua các năm. Vì vậy, khối lượng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế cũng tăng theo. Năm 2016, công ty đầu tư 54.162 tỷ đổng; đến năm 2017 tăng lên 66.241 tỷ đồng và năm 2018 là 81.508 tỷ đồng. Tại thị trường BHNT ở Việt Nam, nguồn vốn đầu tư của Công ty BHNT Prudential Việt Nam được phân bổ vào nhiều nhiều lĩnh vực đa dạng, trong đó phổ biến nhất vẫn là đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Đây là hình thức đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất của Prudential trong các năm qua. Nguyên nhân là do thời gian đáo hạn của các hợp đồng BHNT thường gần với thời hạn thanh toán của trái phiếu chính phủ. Đây là loại chứng khoán có độ rủi ro gần như bằng 0, thường có thời hạn dài và lãi suất khá cao so với các trái phiếu trung dài hạn.

Bảng 2.10: Danh mục đầu tư của công ty BHNT Prudential Việt Nam

giai đoạn 2016-2018

Giá trị Tỷtrọng Giá trị Tỷtrọn

g Giá trị

Tỷ trọng

Tiền gửi tại các tổ chức tín

dụng ________________ 7.080

13

% 7.074 11% 9.781 12%

Trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo bảo lãnh, trái phiếu chính

quyền địa phương_________ Trái phiếu doanh nghiệp có

bảo lãnh________________ --- ---

1.101

2% 815 1%

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh_________ 1.41 2 3% 1.706 3% 2.44 5 3% Các hình thức đầu tư khác (góp vốn vào các doanh nghiệp khác, cho vay, uỷ thác đầu tư, .)____________ 4.56 6 8% 4.453 6% 5.70 6 7% Tổng cộng_______________ 54.16 2 100% ---K-- 66.241 100 % 81.508 100% 73

nr ^ zɔ- 9 7 F • F F . t <} 1- Ầ

Nguồn: Cục quản lý giám sát bảo hiêm

về tổng thể, hoạt động đầu tư của công ty BHNT Prudential Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018 tương đối ổn định. Các hạng mục đầu tư tài chính dài hạn (như trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương ...) luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu danh mục đầu tư. Điều này phù hợp với đặc điểm nguồn vốn của doanh nghiệp BHNT, chủ yếu đến từ quỹ dự phòng nghiệp vụ và phí của các hợp đồng bảo hiểm, đều là các nguồn vốn dài hạn. Prudential còn được biết đến là doanh nghiệp đầu tư trái phiếu chính phủ liên tục và dồi dào trong nhiều năm

qua, dẫn đầu trong việc đầu tư trái phiếu kỳ hạn 20 năm và 30 năm. Công ty

thường chú trọng đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ có thời hạn dài, với tỷ trọng xấp xỉ gần khoảng 80% trong tổng cơ cấu đầu tư. Năm 2016 chỉ tính riêng trái phiếu chính phủ, Prudential đã đầu tư 6.000 tỷ đồng với kỳ hạn lên đến 30 năm. Năm 2017, tiếp tục đầu tư gần 5.188 tỷ đồng vào trái phiếu kỳ hạn 30 năm và 2.100 tỷ đồng vào trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Năm 2018 ghi nhận Prudential tiếp tục đầu tư maạnh mẽ vào trái phiếu chính phủ với tổng giá trị đạt 62.667 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm.

Gửi tiền vào các tổ chức tín dụng cũng là hình thức được Prudential quan tâm, thường được duy trì ở mức hơn 10% tỷ trọng trong cơ cấu danh

Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động đầu tư tài chính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng/ giảm năm 2017 so với 2016 Tốc độ tăng/ giảm năm 2018 so với 2017 Giá trị %_____ Giá trị %______ 74

mục đầu tư. Thực tế cho thấy, nhằm đảm bảo 3 nguyên tắc của đầu tư là: nguyên tắc an toàn, nguyên tắc sinh lời và khả năng thanh khoản cao thì việc gửi tiền vào các ngân hàng thương mại là lựa chọn hàng đầu của công ty, dù lợi nhuận mang lại thấp. Đây là hình thức đầu tư quan trọng đứng thứ hai sau đầu tư vào trái phiếu chính phủ và hiện nay cũng chiếm tỷ trọng khá cao so với các hình thức đầu tư còn lại. Hai hình thức đầu tư này duy trì mức tỷ lệ 89% trong cả 3 năm, chứng tỏ chiến lược sử dụng vốn đầu tư của công ty có sự thống nhất và ổn định trong giai đoạn này.

Đối với đầu tư chứng khoán thì ở các nước phát triển trên thế giới, đây là hoạt động đầu tư đứng đầu. Tuy nhiên ở nước ta, hoạt động đầu tư chứng khoán chưa chiếm tỷ trọng cao do môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện, kênh đầu tư này lại mang rủi ro cao. Vì vậy, hạng mục đầu tư này chỉ chiếm tỉ

trọng rất nhỏ. Hình thức đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh

nghiệp không có bảo lãnh duy trì ở mức 3%, không có xu hướng thay đổi qua các năm.

Đầu tư khác của Công ty Prudential bao gồm các hoạt động: cho vay và góp vốn, liên doanh liên kết, bất động sản trong giai đoạn này có xu hướng giảm do doanh nghiệp mở rộng hạng mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh. Nếu như năm 2016, Prudential hoàn toàn không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh thì đến năm 2017 và năm 2018 đã bắt đầu có sự đầu tư vào hạng mục này, dù tỷ trọng chỉ ở mức 1%-2%.

Tổng thể, hoạt động đầu tư của Công ty BHNT Prudential Việt Nam chưa có sự thay đổi đột biến. Tiền gửi ngân hàng và trái phiếu chính phủ vẫn

chiếm gần như toàn bộ tỷ trọng. Để hoạt động đầu tư của Prudential Việt Nam

thật sự mang lại hiệu quả với tiềm năng về vốn to lớn, việc tham gia thị trường tài chính như thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất mà vẫn đảm bảo được

75

những nguyên tắc đầu tu của bảo hiểm nhân thọ là vấn đề cần được công ty nghiên cứu và tính toán thấu đáo.

2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty BHNT Prudential Việt Nam

> Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hoạt động đầu tư tài chính

Để đánh giá được hoạt động đầu tư tài chính của công ty, trước tiên ta xem xét các chỉ tiêu phản ánh hoạt động đầu tư tài chính qua các năm. Từ đó tính toán được tốc độ tăng/ giảm của các chỉ tiêu này so với năm trước đó và rút ra nhận xét.

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động đầu tư tài chính của công ty Prudential giai đoạn 2016-2018

1. Tổng nguồn vốn đầu tư______ 54.162 66.241 81.508 12.079 22,30 15.267 23,5 0 2. Doanh thu hđ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 80 - 108)