Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 44 - 50)

> Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung:

- Hiệu suất sử dụng vốn:

Tỷ suất sinh lời của tài sản = ,—ị---TTT-:---A—:---TT x

Von kinh doanh bình quân trong kỳ 100%

ROA cung cấp thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

- Tỷ suất lợi nhuân doanh thu (ROS):

A. 1 ... L ợi n hu n trậ ướ C (s au)thu ê' ... Tỷ suất lợi nhuận doanh thu --- ---—— ---—---x 100%

Doanh thu trong kỳ

ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu, ... (nhưng trước lãi vay và thuế).

Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) là một tỷ lệ sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Nó còn được gọi là "lợi nhuận hoạt động". Khả năng sinh lời trên doanh thu có thể được sử dụng như một công cụ để phân tích hiệu suất của một công ty và để so sánh hiệu suất

37

giữa các công ty tương tự nhau. Tỷ lệ này rất khác nhau đối với các ngành khác nhau nhưng lại rất hữu ích cho việc so sánh giữa các công ty khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Tỷ lệ ROS sẽ tăng đối với các công ty có hoạt động đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn, trong khi một tỷ lệ giảm có thể là dấu hiệu khó khăn về tài chính. Mặc dù, trong một số trường hợp, một tỷ lệ lợi nhuận thấp trên doanh thu bán hàng có thể được bù đắp bằng doanh thu bán hàng tăng lên

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

rτ,, A.1 . 1 ^ _ A L i nhu n sau thuợ ậ ế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = ————7÷7—77-;--- - x Von ch s h u bình quânủ ở ữ 100%

ROE là tỷ số quan trọng đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

38

KẾT LUẬN CHƯƠNG I:

Khái quát lại bảo hiểm là một phạm trù giá trị do nhà nước quản lý; bao gồm các mối quan hệ tài chính tiền tệ đáp ứng các nhu cầu đẩm bảo của xã hôi và là một biện pháp thành lập quỹ dự trữ tài chính dựa trên quy luật số lớn và được phân phối một cách riêng lẻ để bù đắp các thiệt hại do các rủi ro bất ngờ gây ra.

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Thực chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro mà bên tham gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đồng thời chấp nhận trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho bên tham gia khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đổi lại doanh nghiệp sẽ thu được phí bảo hiểm để hình thành quỹ dự trữ, bồi thường, trang trải các chi phí liên quan và thu về các khoản lãi.

So với những quốc gia trong khu vực, thị trường bảo hiểm Việt Nam được mở cửa từ khá sớm. Các chính sách phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm cũng khá thông thoáng. Việt Nam đã cho phép các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoai gia nhập từ khi các thị trường tài chính chưa hoàn toàn mở cửa. Hiện nay, Nhà nước vẫn đang tiếp tục mở cửa thị trường về kinh tế, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường bảo hiểm. Trong khi đó, những bộ hồ sơ xin tham gia thị trường này từ các tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới vẫn tiếp tục được gửi về Bộ Tài chính. Các doanh nghiệp bảo hiểm đều đang cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, muốn thực hiện được các mục tiêu đề ra và kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải tổ chức bộ máy hợp lý, thường xuyên xử lý các mối quan hệ phát sinh, vận dụng các công nghệ và phương pháp điều

39

hành doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả các nguôn lực, đặc biệt là nguôn vôn của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng đuợc trong mọi điều kiện thay đổi.

40

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2016-2018

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 44 - 50)