Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀU TƯ Y TẾ VIỆT MỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 29 - 33)

1.2.3.1 Nhân tố khách quan

Đ ây là nhân tố từ bên ngoài ảnh huởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, đã có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong nuớc. Sau khi ra nhập tổ chức thuơng mại quốc tế, nuớc ta đã thể hiện đuợc vị thế và mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Các tổ chức kinh tế quốc tế đã đầu tu nhiều vào Việt nam. Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho thị truờng vốn và thị truờng sản phẩm phát triển. Thông qua việc hợp tác kinh doanh với các quốc gia phát triển, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã giúp cho các doanh nghiệp trong nuớc nâng cao đuợc trình độ về tổ chức quản lý, chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động SXKD.

Các chính sách kinh tế của nhà nuớc có tác dụng đặc biệt quan trọng đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao, thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp khó có thể cao đuợc do sự mất giá của đồng tiền và Nhà nuớc có xu huớng thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tu cho SXKD. Chính sách lãi suất, tỷ

20

giá của ngân hàng thì ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách thuế của chính phủ lại có tác động tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuát của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra năng lực sản xuất cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu kỹ thuật sản phẩm ngày càng cao từ khách hàng và đặc biệt có điều kiện để giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên như khí hậu thời tiết, địa hình, địa chất. tác động tới hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố làm giảm chi phí vật liệu, góp phần tăng lợi nhuận. Các điều kiện khí hậu thời tiết, địa hình bất lợi sẽ làm tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm.

Hệ thống chính trị và pháp luật, sự ổn định về chính trị, sự nhất quán trong chủ trương, đường lối và chính sách của nh nước luôn là yếu tố tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các nh đầu tư v các doanh nghiệp.

Trong nền KTTT, vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng. Nhà nước tạo lập, thúc đẩy, điều chỉnh và duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Sự can thiệp hợp lý của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh là cần thiết nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế, và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

Hệ thống pháp luật quy định rõ doanh nghiệp được tiến hành các hoạt động SXKD trong khuôn khổ nào, có các quyền v nghĩa vụ gì, những hoạt động n o được nhà nước bảo vệ, những hoạt động nào bị nhà nước ngăn cấm. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, nhất quán và có hiệu lực cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch SXKD và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Các nhân tố văn hóa - xã hội, Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong môi trường văn hóa, xã hội nhất định. Xã hội cung cấp nguồn lực mà doanh nghiệp cần,

21

và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Các giá trị chung của xã hội, các tập tục truyền thống, lối sống, tu tuởng tôn giáo của nhân dân đều có ảnh huởng đến nhiều mặt của hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Nhận thức rõ và chủ động nghiên cứu các nhân tố khách quan ảnh huởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (cả về tích cực và tiêu cực) giúp cho các nhà quản lý có các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu những ảnh huởng tiêu cực, khai thác những cơ hội thuân lợi để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.

1.2.3.2 Nhân tố chủ quan

Có rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên làm ảnh huởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này cực kỳ quan trọng. Thông thuờng trên góc độ tổng quát nguời ta thuờng xem xét các yếu tố sau:

Trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp: Trình độ cán bộ công nhân viên là nhân tố đầu tiên có ảnh huởng quyết định đến SXKD của doanh nghiệp, yếu tố này đuợc xem xét trên hai khía cạnh là trình độ quản lý của lãnh đạo các cấp v trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.

Đối với cán bộ quản lý, đây là bộ phận tham muu trực tiếp cho Giám đốc ra quyết định kinh doanh, có ảnh huởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một đội ngũ quản lý có trình độ vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo, phản ánh trung thực,đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp sẽ giúp Giám đốc có quyết định kịp thời, đúng đắn.

Đối với kỹ su có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy đuợc tính chủ động sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành.. .sẽ nâng cao đuợc năng suất và chất luợng sản phẩm.

Ngành nghề kinh doanh: Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng nhu định huớng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Qua ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể tự xác định đuợc mức độ lợi nhuận đạt đuợc, khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị truờng trong tuơng lai, sự đổi mới và đa dạng

22

hóa trong sản phẩm kinh doanh.. .có kế hoạch bố chí nguồn nhân lực cho phù hợp. Chiến lược phát triển và tình hình tài chính của doanh nghiệp, đây là nhân tố rất quan trọng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược phát triển riêng, một chiến lược đúng đắn phải được xây dựng trên cơ sở các điều kiện hiện tại của doanh nghiệp như: nguồn nhân lực, trình độ quản lý, khả năng về vốn.. .và dự đoán được tương lai của doanh nghiệp, của ngành và của cả nền kinh tế.

Cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng đảm bảo vốn, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ quyết định đến chi phí sử dụng vốn, đến khả năng đảm bảo vốn để tiến hành các hoạt động SXKD một cách liên tục và ổn định. Một chính sách huy động vốn hợp lý, đáp ứng được các nhu cầu về vốn, không để xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn thì sẽ đảm bảo ổn định sản xuất, tiếp kiệm chi phí vốn, do đó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Tổ chức quản trị doanh nghiệp: Bao gồm cơ cấu tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý hợp lý l cơ sở để truyền đạt và thực hiện các quy định SXKD, nó khắc phục được sự chồng chéo, tạo ra sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động của các bộ phận góp phần tăng năng suất lao động, tiếp kiệm nhân lực, rút ngắn thời gian sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của vốn. Từ đó giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp: Đ ây cũng l à một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp có uy tín v thương hiệu mạnh thì khả năng huy động vốn và khả năng tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, nên có điều kiện để đẩy nhanh vòng quay vốn của doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp: được thực hiện nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng thông qua việc cải tiến và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất. Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật đáp ứng được sự phát triển của thị trường, theo kịp sự phát

23

triển về khoa học, công nghệ của thế giới, nâng cao sức cạnh tranh, tiếp kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Chế độ hạch toán nội bộ của doanh nghiệp: Chế độ hạch toán nội bộ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Công tác hạch toán sử dụng các công cụ, phương pháp để tính toán các chi phí phát sinh, đo lường hiệu quả sử dụng vốn, từ đó phát hiện ra các nhược điểm tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất ra những hướng giải quyết.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀU TƯ Y TẾ VIỆT MỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 29 - 33)