Dựa vào tình hình thực tế của công ty trong những năm qua ta thấy công ty đang phải chi ra một lượng lớn chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Đặc biệt trong năm 2019, doanh thu của công ty tăng 5,92% so với năm 2018 nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với tốc độ 39,6% và chi phí tài chính tăng với tốc độ 1.323,3%. Điều này trực tiếp làm cho lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng. Từ đó làm cho các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đạt được chưa cao. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục duy trì các biện pháp nhằm giảm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
- Tìm kiếm các đối tác cung ứng hàng hóa đầu vào tiềm năng, có giá thành thấp hơn các đối tác khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Cụ thể công ty có thể tìm kiếm qua các kênh như: các tổ chức thương mại, các hiệp hội công nghiệp và các tổ chức quốc tế. Thông qua các kênh này, công ty có thêm nhiều lựa chọn về nhà cung cấp cho các mặt hàng mình kinh doanh.
- Trực tiếp đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp sản phẩm, loại bỏ các khâu trung gian không cần thiết như: môi giới, đại lý các cấp.
- Tạo dựng uy tín với các nhà cung cấp nhằm tìm kiếm các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. qua đó làm giảm giá thành của các yếu tố đầu vào.
- Tổ chức tốt quá trình kinh doanh, thực hiện chính sách tiết kiệm ở tất cả các khâu trong quy trình kinh doanh của công ty, có chính sách khen thưởng cho cán bộ, công nh n viên để nâng cao trách nhiệm trong kinh doanh, tránh lãng phí, thất thoát hàng hóa, tiết kiệm chi phí.
10
- Đối với các nhân viên kinh doanh, nên thực hiện trả lương theo kết quả kinh doanh. Cần chú ý nâng cao trình độ người lao động trong công ty để hiệu quả công việc được tăng cao.
- Đối với các khoản chi phí gián tiếp, công ty cần xây dựng định mức và kế hoạch chi tiêu cho những khoản chi cụ thể như chi phí đi lại, chi phí ngoại giao, tiếp khách của công ty...
Như vậy, tiết kiệm các khoản chi phí luôn được coi là một trong những giải pháp chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng tốc độ luân chuyển vốn, sử dụng vốn tiết kiệm, mở rộng quy mô SXKD và cuối cùng giúp công ty đạt được mục tiêu gia tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã đầu tư.