Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 30 - 33)

“Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn. Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, nó có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động.”. Từ khái niệm về hiệu quả, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Xét về mặt bản chất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa một bên là kết quả đạt được, một bên là số vốn bỏ ra. Có nghĩa là, nếu kết quả đạt được có giá trị lớn hơn số vốn đã đầu tư ban đầu thì cho thấy vốn kinh doanh sử dụng được các nguồn lực của mình, đẩy nhanh được tốc độ quay vòng vốn kinh doanh, và ngược lại. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nếu chỉ so sánh đơn thuần về mặt số học như vậy thì chưa đủ để đánh giá tổng quan là đồng vốn kinh doanh có thu được cao hay đã hợp lý chưa mà đôi khi cần so sánh với trung bình ngành. Chính vì vậy, người ta còn có đưa ra các khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh theo khía cạnh khác.

Xét về lợi nhuận kinh tế, thì hiệu quả kinh doanh được hiểu như sau:

“Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là sự đảm bảo duy trì và nâng cao được giá trị của doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau trong quá trình hoạt động, bất kể có sự biến động của giá cả thị trường.”

“Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố các nguồn vật lực, tài chính doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.” (Nguyễn Năng Phúc, 2011)

Qua đó, có thể thấy rằng,“hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế. Nó phản ánh cách khai thác, sử dụng và trình

độ quản lý vốn kinh doanh có đạt được mục tiêu tạo ra lợi nhuận và tận dung tối đa vốn chủ sở hữu hay không và chi phí bỏ ra để sản xuất đã hợp lý hay chưa. Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì việc sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là điều rất cần thiết và thường được đánh giá trên hai góc độ về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế: phản ánh chất lượng cua hoạt động sản xuất kinh doanh, nói lên sức sản xuất, sức sinh lợi của doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được. Hiệu quả khi thu nhập lớn hơn chi phí và tỷ suất lợi nhuận lớn hơn chi phí huy động vốn trên thị trường. Bên cạnh đó, hiệu quả xã hội: phán ánh bằng sự đóng góp trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Cụ thể là, doanh nghiệp đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ trong xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước... Sự phân chia hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chỉ mang ý nghĩa tương đối vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.”

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh theo hiệu quả kinh tế cần được lượng hóa qua các chỉ tiêu cơ bản như: tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, khả năng sinh lời.. Qua đó, nó phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Hay nói cách khác là sự so sánh tương quan giữa chi phí bỏ ra ban đầu so với kết quả thu được có hợp lý. Nếu kết quả thu được cao hơn so với đầu vào bỏ ra, chứng tỏ doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh danh của mình. Nếu kết quả ngược lại, chứng tỏ việc sử dụng các yếut ố đầu vào cũng như trình độ quản lý sử dụng vốn kinh doanh chưa được khai thác hiệu quả. Doanh nghiệp cần tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực, tác động xấu đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và từ đó tìm ra cách khắc phục.

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.2.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nhằm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiến hành kết hợp các yếu tố đầu vào: tu liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Như vậy để có các yếu tố đầu vào này, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình một lượng vốn kinh doanh nhất định. Nếu như không có nguồn vốn này, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư mua sắm nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn này ngoài việc có khả năng tài trợ cho sản xuất thì có thể mở rộng quy mô doanh nghiệp, khai thác thị trường, tìm kiếm các đối tượng khách hàng tiềm năng hay cho ra mắt các dòng sản phẩm mới. Việc làm này giúp cho bản thân doanh nghiệp tăng sức bền, sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, là yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Do đó, nếu như nguồn vốn kinh doanh ngày càng lớn mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát huy mọi khía cạnh trong kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường. Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn hơn trong đầu tư, đặc biệt là việc cập nhật, tiếp cận các máy móc, khoa học công nghệ hiện đại.

Ngược lại nếu nguồn vốn kinh doanh bị thu hẹp sẽ là yếu tố vô cùng bất lợi cho doanh nghiệp. Điều này hạn chế sự phát triển về quy mô cũng như chất lượng của một doanh nghiệp.

Nói tóm lại, vốn kinh doanh là một yếu tố quan trọng. Nó quyết định tới tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy việc quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định tới sự sống còn và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

1.2.2.2. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp

thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Nâng cao hiệu quả sử dộng vốn giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực tài chính mà mình sẵn có. Nhu vậy, hiệu quả trước hết chính là làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của bản thân doanh nghiệp. Đây là ý nghĩa đầu tiên, bởi chính doanh nghiệp làm ăn có lãi, thì mới chững tỏ được đồng vốn mình bỏ ra là có hiệu quả. Bởi nếu nguồn vốn kinh doanh luôn luôn thâm hụt thì chứng tỏ doanh nghiệp không có lợi nhuận thu về nên đồng vốn bỏ ra không được quay vòng hay nếu nguồn vốn kinh doanh luôn tăng mà lợi nhuận lại giảm thì chứng tỏ khâu quản lý vốn là không đạt được hiệu quả. Vốn của doanh nghiệp không được bảo toàn và không được sử dụng có hiệu quả thì mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp không được thực hiện. Mặt khác còn gây ra hậu quả nghiêm trọng như thua lỗ, mất thị trường, phá sản,...

Hơn nữa vốn kinh doanh là tế bào của doanh nghiệp do vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho riêng mình mà còn góp phần làm tăng hiệu quả của toàn nền kinh tế. Nếu tất cả các doanh nghiệp cũng phấn đấu đạt hiệu quả cao và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế đã tăng trưởng, phát triển ổn định nó sẽ kích thích đầu tư, tăng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng các khoản nộp ngân sách nhà nước.

Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề vô cùng bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w