Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 92 - 95)

Trong những năm gần đây, ngành cơ khí Việt Nam đã có những bước đổi mới và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phá triển của nước nhà. Bên cạnh những thành tựu khả quan thì cũng có những hạn chế được bộc lộ rõ nét về tình hình công nghệ chế tạo cơ khí trong nước vẫn còn lạc hậu, chưa bắt kịp với công nghệ hiện đại của các quốc gia trên thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nền công nghiệp 4.0 đang được đề cao và đẩy mạnh. Nắm được điểm then chốt đó, định hướng phát triển của ngành cơ khí nói chung đã đề ra những chiến lược cụ thể: đến năm 2025, tỷ trọng của ngành cơ khí chiếm trên 21% và đến năm 2035 tỷ trọng ngành cơ khí chiếm trên 24% trong cơ cấu ngành công nghiệp. Đặc biệt, ngành cơ khí phải đảm bảo đáp ứng trên 50% nhu cầu thị trường trong nước thay vì tình trạng nhập siêu như hiện nay.

Không nằm ngoài chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của ngành cơ khí, dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh thực Công ty đã xây dựng cho mình những định hướng kinh doanh và kế hoạch trong thời gian tới như sau:

Về định hướng và mục tiêu ngắn hạn: Công ty sẽ tập trung cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định. Đối với công tác thu hồi nợ, Công ty sẽ khẩn trương gia tăng các biện pháp chặt chẽ để đảm bảo an toàn vốn và thu hồi nợ gốc và lãi từ bạn hàng, đối tác. Những mặt hàng tồn kho tại các xưởng cần xây dựng cơ chế chính sách trong bán hàng hợp lý, khuyến khích người tiêu dùng dùng hàng Việt hơn nhằm hạn chế tình trạng bảo lưu kho bãi lâu ngày dẫn đến giảm giá trị sản phẩm và hạ giá thành. Công ty chủ

trương tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có là hệ thống máy móc dây chuyền hiện đại vừa được nhập khẩu để tăng năng suất, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với cơ chế quản lý, cần tăng cường công tác quản trị, giám sát, cắt giảm các chi phí lãng phí không cần thiết.

Về tầm nhìn dài hạn trong giai đoạn 5 năm tới, Công ty kỳ vọng tập trung nghiên cứu và phát triển nguồn lực nghiên cứu nhằm phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ cơ khí hiện đại nhằm sáng tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có sức cạnh tranh hơn trên thị trường. Công ty tiếp tục liên kết và mở rộng với các đối tác trong nước và quốc tế để tiếp cận thị trường, đa dạng hóa các danh mục sản phẩm sản xuất. Đối với nguồn nhân lực, luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng những cán bộ có trình độ học vấn và khả năng đáp ứng thực tiễn nghiên cứu vào sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Đồng thời, luôn tích cực duy trì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận hàng năm cho Công ty, hạn chế tình trang thua lỗ kéo dài trong nhiều năm.

3.1.2. Định hướng sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của Công ty

- Cải thiện vòng quay vốn kinh doanh: Muốn cải thiện được vòng quay vốn kinh doanh cũng như tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, bản thân Công ty cần chú trọng trong công tác quản lý vốn cố định và vốn lưu động. Tăng vòng quay và tốc độ luân chuyển vốn cố định và vốn lưu động. Muốn làm được điều này, Công ty cần thường xuyên đào tạo nhận thức cho người lao động về tầm quan trọng của việc bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng quy trình. Đào tạo chuyên môn cho công nhân trực tiếp sản xuất, kỹ sư để vận hành máy móc, phát triển nhiều sản phâm mới nhằm tận dụng công năng tối đa của tài sản cố định. Tích cực cải tiến công nghệ, định kỳ 5 năm phấn đấu cho ra đời bằng sáng chế bản quyền cải tiến máy nông nghiệp - lĩnh vực hoạt động chính của Công ty. Một số tài sản là bất động sản tiến hành kết hợp cho thuê hoặc làm cửa hàng giới thiệu sản phẩm thay vì để làm nhà kho.

Đối với vốn lưu động, Công ty tích cực công tác thu hồi các khoản phải thu, nợ khó đòi từ những khách hàng chưa trả nợ. Cần có phân loại sàng lọc hồ sơ khách hàng cũng như chiến lược tiếp cận các nhóm khách hàng một cách bài bản và rõ ràng hơn, để làm giảm thiểu vòng quay các khoản phải thu. Phấn đấu đưa vòng quay hàng tồn kho về ngưỡng trung bình ngành. Muốn vậy Công ty hạn chế việc tích trữ nguyên nhiên vật liệu quá lâu, đẩy mạnh nghiên cứu; cải tiến chất lượng và mẫu mã sản phẩm nhằm tăng doanh số bán sản phẩm.

- Cải thiện chỉ số ROA:

Chỉ số ROA hiện nay theo trung bình của ngành cơ khí là 6%. Hiện nay, chỉ số ROA của Công ty ở mức quá thấp, dưới ngưỡng trùng bình ngành rất nhiều. Bởi vậy, Công ty cần đề ra biện pháp nâng cao hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh thông qua việc tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay để giảm chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tăng lợi nhuận.

- Cải thiện chỉ số ROE:

Tương tự như chỉ số ROA, chỉ số ROE của Công ty hiện nay ở mức rất khiêm tốn, thấp hơn rất nhiều lần so với chỉ số trung bình ngành là 4,8%. Để cải thiện chỉ số này, Công ty cần đề ra biện pháp nâng cao hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thông qua việc nâng cao trình độ quản trị tài chính, quản trị doanh thu và chi phí, quản trị tài sản, quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt, tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn, việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh.

- Duy trì và giữ ổn định hệ số khả năng thanh toán ngắn bạn và thanh toán nhanh:

Các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nhanh của Công ty đều cao hơn 1. Chứng tỏ, Công ty vẫn đủ khả năng điều tiết vốn trong việc trả nợ, có đủ lượng vốn lưu động cần thiết để trả nợ. Tuy nhiên,

Công ty vẫn cần đề ra biện pháp duy trì và giữ ổn định hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn bằng việc nâng cao quản lý tài sản lưu động, thúc đẩy khâu thanh quyết toán và quản lý dòng tiền, giảm khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần đề ra biện pháp nâng cao quản lý dòng tiền, sử dụng vốn đúng mục đích, giảm vay ngắn hạn, giảm phải trả người bán, phải trả khác để duy trì hệ số khả năng thanh toán nhanh.

- Công ty đã đề ra một số mục tiêu để sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả như:

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, thu hồi vốn, thu hồi công nợ, giảm giá trị dở dang.

Thứ hai, cân đối, thu xếp đảm bảo đáp ứng tiền vốn cho sản xuất kinh doanh và vốn cho đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công của Công ty.

Thứ ba, nâng cao uy tín, vị thế của đơn vị, tiếp cận và làm việc với các Ngân hàng thương mại để được sử dụng nguồn vốn vay tín dụng với lãi suất thấp nhất nhằm đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, thực hiện hạch toán kịp thời và đầy đủ chi phí phát sinh trong kỳ, tránh tình trạng phản ánh thiếu chi phí, kiểm soát chặt chẽ chi phí trong sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, thực hiện kiểm tra tài chính định kỳ để phòng ngừa những rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w